Những người mới nuôi cá Koi thường mắc nhiều lỗi khiến cá Koi dễ bị bệnh thậm chí là chết. Vậy làm sao để nuôi cá Koi mau lớn và không bị chết? Hãy cùng KOJI tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Cá koi có xuất xứ từ nhật bản, là một loại cá chép, tên tiếng nhật là Nishikigoi, Cá Koi được người Nhật coi là điềm may mắn . Cá chép Koi có họ hàng gần với cá vàng, và kiểu cách nuôi cũng tương tự vậy.
Xem thêm dịch vụ thi công thiết kế hồ cá Koi bậc nhấtTẠI ĐÂY
Cá chép Koi bướm
2. Cách nuôi cá chép Koi nhanh lớn không bị chết.
Để nuôi cá koi lớn nhanh cần 3 bước : chọn giống cá, thiết kế hồ nuôi và lựa chọn thức ăn cho cá.
Cách chọn giống cá Koi
Chọn giống cá tốt, điều này sẽ quyết định 50% sự khỏe mạnh , độ lớn nhanh của cá. Koi phải có màu sắc rõ ràng, sắc nét, có dáng bơi thẳng, và sức khỏe tốt
Chọn cá giống hình dáng cân đối, không dị hình dị dạng, không xây xát, màu sắc tươi sáng, khỏe mạnh, bơi lội và phản ứng nhanh nhẹn;
Màu sắc rõ nét không bị mờ, phân cách giữa các màu rõ ràng, dáng bơi thẳng;
Nên mua cá giống tại địa chỉ uy tín vì khi đã mua cá tại 1 nơi thì quy trình nuôi cấy giống cũng như chăm sóc theo đúng 1 quy trình nên sẽ tránh được tình trạng mỗi lần mua một nơi rất dễ sinh bệnh cho cá cũ khi thả cá mới vào.
Nuôi cá koi trong chậu nhựa
Xem thêm 10+ giống cá Koi phổ biến và cách phân biệt tại đây
3. Cách phân biệt cá chép Koi Nhật Bản và cá koi Trung Quốc
Cá Koi Nhật Bản có màu đỏ chót như đỏ máu và đỏ ớt, còn các loại cá chép koi đã lai tạp có màu đỏ cam
Màu sắc của cá Koi Nhật rất rực rỡ và đường biên sắc nét, các mảng màu lớn và đều ở 2 bên hông (khi quan sát từ trên xuống, dọc theo sống lưng) . Koi nhật thì có vây và đuôi rất dài ( dài bằng 2/3 thân ). Chú ý: giống cá Butterfly Koi của Việt Nam có màu trắng sữa, đuôi dài vừa phải. Nên khi muốn nhận biết hãy nhìn vây và đuôi.
Loại cá Koi Kinginrin của Nhật Bản luôn chỉ có 2 màu là trắng và vàng, Óng ánh như kim tuyến.
Không nên cho cá koi ăn quá nhiều
Một số đặc điểm phân biệt khác:
Nhìn từ trên xuống: cá Koi mập hơn, nhất là đầu và “vai”.
Mắt và vảy của cá Koi lớn hơn
Koi có một cặp râu. Cá chép cũng có nhưng nhỏ hơn.
Nhìn vây ngực: của hầu hết Koi có vây ngực rất là dày và đục (ánh sáng không xuyên qua nhiều), còn vây ngực của cá chép thì trong suốt và nhỏ hơn. Vây lưng, và đuôi cũng vậy. Những chiếc xương trong vảy của cá Koi rất dễ nhìn từ xa.
Cá chép nói chung thường bị cho lai đủ thứ (nhất là thứ đuôi dài) để tạo ra các giống cá có giá trị hơn, còn cá Koi thì càng lai là càng mất giá trị
Thân mình cá koi dài hơn, khi trưởng thành thì dài cả mét
Koi Nhật thông minh hơn: khi thử dứ dứ tay trên mặt nước giả bộ cho ăn: cá chép thường thường vờ đi, còn cá Koi thì nó có vẻ quan sát tình hình lắm. Cá Koi nhận diện được chủ, còn cá chép thì có vẻ hơi “vô tâm”.
Màu của cá chép thường xoàng lắm, các vệt màu không được sặc sỡ và rõ ràng, đỏ không ra đỏ, trắng không ra trắng,… và không bao giờ có màu ánh bạc như ở một số cá Koi trắng và vàng. Biên giới giữa hai màu trên mình của Koi không bị lem luốc, mù mờ.
Cá chép mạnh hơn, lì lợm và khó chết hơn. Còn nuôi Koi thì không dễ ăn đâu.
Giá tiền, mặc dù điểm này không bảo đảm “đắt là Koi” nhưng có nghĩa “rẻ là chép.
Xem thêm cách phân biệt cá Koi Nhật và cá Koi lai tại đây
Thức ăn cho Koi
Khi koi được 3 ngày tuổi , noãn hoàng đã tiêu hết, chúng ta cho nó ăn các loại như : bo bo, sinh vật phù du, lòng đỏ trứng chín .
Khi cá được 15 ngày tuổi, thì bắt đầu cho ăn các loại động vật nhỏ như giun, loăng quăng. bạn cần lưu ý gây nuôi các sinh vật tầng đáy, nhằm cung cấp đủ lượng thức ăn cho cá .
Khi cá koi được 1 tháng tuổi chúng có thể chuyển sang ăn các động vật khác như giun, ốc, ấu trùng . Cá Koi còn ăn cám, bã đậu, phân xanh, thóc. Bạn cũng có thể mua thức ăn chế biến sẵn cho cá koi, được bán tại các cửa hàng cung cấp cá giống.
Khẩu phần ăn của cá rơi vào khoảng 5% trọng lượng cơ thể, cho ăn 2 lần/ ngày để tránh tình trạng béo phì làm xấu hình dáng cá và gián tiếp làm ô nhiễm nguồn nước nhanh hơn. Cá Koi ăn các loại thức ăn chế biến sẵn có bán trên thị trường (như Aquamaster, thức ăn Đài Loan…), được làm chủ yếu bằng nguyên liệu thảo mộc như lúa gạo, được pha thêm thành phần bột cá và các loại vitamin để đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh gây bệnh cho cá như những loại thực phẩm tươi sống khác
4. Bệnh ở cá Koi và cách hạn chế bệnh
Nguyên nhân gây bệnh ở cá Koi
Không thường xuyên vệ sinh và cải tạo nước hồ cá koi hoặc không thiết kế hồ khoa học dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm;
Hệ thống lọc nước trong hồ cá không đạt chuẩn hay bộ lọc không đủ công suất so với thể tích của hồ;
Không xử lý vi sinh và những sinh vật gây hại ngay lúc đầu.
Không cách ly cá khi mới mua về để khám sức khỏe dẫn đến lây bệnh cho cá cũ trong hồ
Thức ăn cho cá không rõ nguồn gốc;
Hồ cá Koi quá bé so với kích thước và số lượng cá có trong hồ. Khi có sự chênh lệch như vậy sẽ dẫn đến cá không có không gian để hoạt động, lượng Oxi bị thiếu hụt, chất thải nhiều…
Cá bị sốc nước khi thay;
Sự thay đổi thất thường, đột ngột nồng độ pH, nhiệt độ trong hồ cá koi
Hồ cá Koi khiến khu vườn thêm sinh động
Cách hạn chế bệnh
Thường xuyên vệ sinh hồ, kiểm tra độ phát triển của rêu tảo trong hồ để có các biện pháp xử lý kịp thời;
Chọn mua cá từ những địa chỉ uy tín để đảm bảo sức khỏe của cá;
Lựa chọn những đơn vị chuyên nghiệp trong thiết kế thi công hồ cá Koi.
Cách ly cá mới mua về (thông thường khoảng 3 tuần, nếu thấy cá khỏe mạnh thì bạn có thể thả vào hồ);
Thường xuyên theo dõi chế độ sinh hoạt của cá, nếu thấy cá có dấu hiệu bất thường như lười bơi, bơi chậm, ăn kém, bỏ ăn hay trên cơ thể có nhiều dấu vết bất thường thì hãy lập tức cách ly cá để theo dõi và điện thoại sang cho bên cung cấp cá để hỏi về bệnh của cá và có biện pháp xử lý sớm tránh lây nhiễm cho cả đàn cá trong hồ.
Xem thêm các bệnh của cá Koi và cách chữa trị tại đây
5. Các vấn đề về nước trong hồ cá koi
Sự sống của cá phụ thuộc vào nhiệt độ, độ pH môi trường nước. Dưới đây là một thống kê chuẩn phù hợp với cá Koi.
Độ pH: trong khoảng 7 – 7.5
Ngưỡng pH: 4 – 9
Nhiệt độ 20-27 độ C
Hàm lượng Oxy tối thiểu: 2,5mg/L .
Khi nuôi cá bạn nên chú ý tới nhiệt độ, ngưỡng pH, không nên thay đổi đột ngột môi trường nước, dẫn đến cá bị sốc và chết đột ngột
Khi bơm nước vào hồ phải từ từ, nước sạch sẽ, và đã qua xử lý như phơi nắng, than hoạt tính.
Vậy là với những kiến thức trên, bạn hoàn toàn có thể nuôi và sở hữu những chú cá Koi nhật đúng mác, khỏe mạnh. Chúc các bạn thành công.
Để sở hữu một hồ Koi đẹp cho không gian sống của gia đình bạn với mức giá phải chăng, hãy liên hệ với chúng tôi qua hot line 0912 879 919 – 097 555 9193 để có tư vấn và báo giá chi tiết nhất.
Xem thêm những kiến thức thú vị về cảnh quan sân vườn và hồ Koi TẠI ĐÂY
Hiểu thêm về Koji Landscape TẠI ĐÂY
Bị rận cắn là tình trạng cá Koi xuất hiện các vết lạ màu đen hoặc nâu trên thân cá. Bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách
Cá ngứa, cá cọ mình vào thành bể là một dấu hiệu nghiêm trọng báo hiệu một loại bệnh của cá Koi. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh cá ngứa mình. Mỗi nguyên nhân sẽ có một biện pháp điều trị phù hợp.
Hiện nay mô hình nhà hàng sân vườn càng ngày càng được ưa chuộng nhờ biết cách chọn lọc và phối hợp các yếu tố tự nhiên khác nhau để tạo nên một không gian đẹp, trong lành và thoáng đãng. Mang đến nhữ
Bị rận cắn là tình trạng cá Koi xuất hiện các vết lạ màu đen hoặc nâu trên thân cá. Bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách
Cá ngứa, cá cọ mình vào thành bể là một dấu hiệu nghiêm trọng báo hiệu một loại bệnh của cá Koi. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh cá ngứa mình. Mỗi nguyên nhân sẽ có một biện pháp điều trị phù hợp.