Chất thải của koi thải ra chưa xử lý đúng cách.
Do hồ mới làm hoặc mới thay nước, hệ vi sinh chưa phát triển hoặc bị mất đi nên không xử lý được Amonia (NH3, NH4) trong nước (xuất phát từ chất thải của cá).
Tình trạng cho cá ăn nhiều nên cá ăn không hết dẫn tới thức ăn thừa chưa kịp phân hủy, vi sinh không xử lý kịp.
Do mật độ cá nuôi trong hồ quá dày, chất thải của cá quá nhiều không xử lý kịp.
Do hồ để ngoài trời nên không tránh được tình trạng tạo trong hồ biến thành rong rêu.
Hệ thống bơm lọc không đủ công suất.
Không vệ sinh, dọn dẹp hồ đúng cách.
Cải tạo và xử lý hồ cá koi ngoài trời không đúng chuẩn.
Không lắp đặt hệ thống lọc nước hồ cá koi chép hay có lắp nhưng chưa đúng kỹ thuật, không đảm bảo.
Thiết bị lọc hay phụ kiện lọc không đúng chuẩn.
Không giải quyết, xử lý vi sinh vật ngay lúc đầu.
Nếu như tình trạng này cứ kéo dài như vậy mà không được xử lý thì sẽ làm cho cá càng ngày càng nhiễm bệnh và thậm chí là chết dần đi.
Bạn cần thay mới thiết bị đạt chuẩn theo những tiêu chí sau:
Sau khi thay hệ thống lọc, bạn sẽ thấy nước hồ cá trong trở lại nhanh chóng từ 1-2 ngày.
Không nên nuôi cá koi với mật độ quá dày. Nếu mật độ nuôi cá trong bể quá dày đặc thì bạn nên tách bớt cá sang bể khác để nuôi song song, tránh tình trạng có quá nhiều cá trong bể, làm hạn chế môi trường bơi lội, hít thở oxy của cá và khiến lượng chất thải bị đầy dưới đáy, làm bể nuôi bị đục ngầu.
Mật độ nuôi thích hợp nhất là 1 con cá koi/m3, thích hợp với cá koi trưởng thành dài khoảng 30cm.
Việc cho ăn quá nhiều, từ 3-4 bữa 1 ngày có thể khiến cá koi bị phình bụng, bụng phệ, di chuyển khó khăn.
Cho cá ăn nhiều hơn lượng cần thiết còn khiến lượng thức ăn bị dư thừa còn đọng lại dưới đáy bể, lâu dần làm ô nhiễm môi trường nước của cá. Do đó, bạn chỉ nên ăn 1-2 bữa/ngày với lượng thức ăn vừa đủ được ghi trên bao bì của các sản phẩm.
Để cải thiện tình trạng này, khi vệ sinh hồ cá koi, bạn cần vệ sinh đồng bộ để tránh lây nhiễm từ yếu tố này sang yếu tố khác. Những chú ý cần nhớ khi vệ sinh hồ cá gồm:
Lưu ý: Khi vệ sinh hồ cá, bạn cần đưa cá sang một môi trường mới, tránh vệ sinh trực tiếp làm ảnh hưởng đến cá. Trong trường hợp thay nước thì không nên thay quá 50% nước trong hồ để cá không bị sốc với môi trường.
Loại lọc này chính là cách dùng màng lọc và hộp lọc để có thể làm sạch nước và loại bỏ chất bẩn. Có thể kể đến một số phương pháp lọc cơ học khác như: phương pháp ly tâm, Protein skimmer, Bakki shower. Thay nước sạch để làm loãng chất bẩn trong hồ, nhưng không nên thay nước quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến cá.
Hồ cá koi sử dụng phương pháp lọc sinh học là quan trọng nhất. Bởi chúng có thể loại được những chất độc hại như Amonia và Nitrite.
Phương pháp này hoạt động theo chu trình Ni-tơ trong tự nhiên. Mọt số phương pháp bao gồm: Lọc dùng vi khuẩn hiếu khí, sử dụng thực vật, dùng tia UV
Trải một lớp mỏng bê tông trộn với đá mi (loại đá nhỏ màu xanh và hạt nhỏ) dưới đáy hồ.
Sau khoảng 5 tiếng, dùng bàn chải mềm xoa đều trên lớp bê tông cùng với việc phun nước nhẹ để rửa trôi, lúc này lớp xi măng sẽ bị trôi cuốn theo rêu và tảo giúp làm sạch hồ cá. Cách này khá hay, được sử dụng rộng rãi và hiệu quả.
Quét một lớp vôi mỏng lên hồ cá, rêu sẽ bám vào lớp vôi này sau khi khô, hãy tiến hành lột bỏ lớp vôi đó để loại bỏ rêu bám trong hồ. Tuy nhiên, cách này không diệt được tận gốc rêu trong hồ và rêu sẽ phát triển trở lại sau một thời gian.
Sử dụng hóa chất đặc trị chống rêu xanh quét trực tiếp lên những mảng rêu bám trên hồ. Hoặc nhỏ trực tiếp vào hồ để tiêu diệt những tế bào rong rêu.
Tuy nhiên, hương pháp này không triệt để, phải liên tục sử dụng cũng như để lại chất độc hại trong hồ gây nguy hại cho cá.
Sử dụng thuốc kháng sinh liều nhẹ có chứa thành phần Erythomycin, kết hợp với trồng nhiều cây xanh, giảm ánh sáng của đèn và bổ sung lượng Nitrat để loại bỏ rêu nhớt xanh (Cyanobacteria).
Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt và sắp xếp chính xác ngăn lắp bể cá
Tất tần tật các điều bạn cần biết về đèn UV hồ cá Koi - Công dụng, Lưu ý, Cách sử dụng
Khám phá đặc điểm, cách lặp đặt và lựa chọn loại đèn UV bể cá tốt nhất
7 bước chi tiết để làm hồ cá chai nhựa cho riêng mình
Tìm hiểu thuốc kích màu cá koi - Lợi ích, cách sử dụng và tác dụng phụ
Nguyên nhân cá Koi bị stress - 4 loại thuốc giảm stress cho cá hiệu quả nhất
24/11/2023
23/11/2023
22/11/2023
21/11/2023
0912 879 919