Chậu xi măng thường được người chơi cá koi sử dụng làm môi trường nuôi cá. Lý do bởi chậu xi măng khá đơn giản, chi phí thấp và quá trình bảo trì đơn giản. Để thiết kế chậu cá koi xi măng đạt tiêu chuẩn cần dựa trên các nguyên tắc dưới đây.
Việc lựa chọn kích thước chậu tùy theo diện tích đất và nhu cầu của bạn. Trường hợp chậu rộng cá ít chúng sẽ tập trung bơi dưới đáy chậu. Còn nếu diện tích chậu nhỏ cá nhiều sẽ không có đủ không gian để bơi lội, ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.
Độ sâu của chậu xi măng là từ 80cm – 1,2m và lưu ý cần có độ dốc.
Cần phải quan tâm tới ống van có thể tháo, xả nước dễ dàng. Tránh tình trạng nước bị ô nhiễm hoặc nước đầy sau mỗi cơn mưa. Nên thiết kế cao hơn đáy từ 5- 15cm và nối thẳng ra bể lọc
Thành chậu cần cao hơn mặt nước 30 – 40cm (cá lớn không thể nhảy ra khỏi chậu) và đảm bảo cho những gia đình có trẻ em, bảo vệ an toàn cho cá koi không bị chó hoặc mèo ăn.
Bộ lọc nước có công suất đủ lớn chiếm khoảng ⅓ diện tích duy trì trạng thái nước luôn được trong sạch.
Đây bước vô cùng quan trọng, bởi nếu không xử lý kỹ sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho cá. Các bước xử lý chi tiết như sau:
Chậu xi măng khi vừa xây xong cần được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời (nắng to) ít nhất 5 ngày
Dùng phèn chua ngâm trong khoảng 1 tuần sau đó xả sạch và tiếp tục bơm nước đầy ngâm trong vài ngày. Hút sạch bụi bẩn và số vôi vữa còn sót lại.
Chanh có tác dụng tẩy rửa và sát cùng cực tốt. Vì vậy, sử dụng chanh hay khế chua cắt lát chà kỹ phía trong lòng chậu từ 2- 3 lần/ngày và giữ nguyên 24- 48h. Bước này nên dùng bàn chải để cọ hồ thật kỹ đảm bảo xi măng không còn bám dính được nữa.
Bơm đầy nước ngâm trong 72h đồng hồ. Xả sạch nước và tráng lại lần nữa trước khi chính thức bơm nước vào bể, bón vôi để ổn định độ pH. Để chậu xi măng khô ráo là có thể sử dụng bình thường.
Tuy nhiên để đảm bảo mang lại môi trường tốt nhất nên thực thiện các bước sau đây để khử mùi hôi và làm sạch bể hơn:
Lấy thân chuối tươi (hoặc lá chuối tươi) cắt đầu và gốc, sau đó bóc thành từng lớp vỏ ngâm trong chậu nước đầy khoảng từ 5- 7 ngày
Vớt sạch ra và rửa chậu với nước thường, nên rửa đi rửa lại vài lần.
Cần xử lý cá koi trước khi đưa vào chậu xi măng. nhằm giúp cá mới tránh bị sốc môi trường đồng thời bảo vệ cá cũ tránh khỏi cá vi khuẩn gây bệnh. Quy trình tiệt trùng mầm bệnh cá koi mới trước khi thả vào như sau:
Một số lưu ý cần chú ý trong quá trình xử lý cá koi:
Dựa trên tính chất và đặc điểm của chậu xi măng, trong quá trình sử dụng bạn nên chú ý những điều sau:
Thay và lọc nước thường xuyên hơn so với bình thường.
Sự phát triển của rong, rêu trong môi trường xi măng mạnh hơn, cần vệ sinh với tần suất cao hơn.
Khi thời tiết nắng nóng, chậu xi măng sẽ hấp thụ lượng nhiệt cao hơn. Cần trang bị bạt đen che nắng để cá Koi có không gian mát mẻ.
Cách chọn: Cá koi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, khỏe mạnh, không mắc các bệnh ngoài da. Thân hình cân đối cùng màu sắc rõ nét, tươi sáng.
Thức ăn: Nên chọn các loại thức ăn có sẵn dành riêng cho koi. Không nên cho chúng ăn đồ tươi sống vì có nhiều vi khuẩn dễ gây bệnh.
Chế độ ăn: Cá koi là loài ăn rất khỏe nhưng không vì thế mà chúng ta cho ăn nhiều. Khi chúng ăn quá no sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đồng thời gây ô nhiễm nguồn nước.
Bệnh tật: Chúng rất dễ mắc các bệnh ngoài da. Cần thường xuyên để ý, kiểm tra cá koi theo định kỳ để có những phương án xử lý kịp thời, tránh lây lan sang những chú cá koi khác.
Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt và sắp xếp chính xác ngăn lắp bể cá
Tất tần tật các điều bạn cần biết về đèn UV hồ cá Koi - Công dụng, Lưu ý, Cách sử dụng
Khám phá đặc điểm, cách lặp đặt và lựa chọn loại đèn UV bể cá tốt nhất
7 bước chi tiết để làm hồ cá chai nhựa cho riêng mình
Tìm hiểu thuốc kích màu cá koi - Lợi ích, cách sử dụng và tác dụng phụ
Nguyên nhân cá Koi bị stress - 4 loại thuốc giảm stress cho cá hiệu quả nhất
24/11/2023
23/11/2023
22/11/2023
21/11/2023
0912 879 919