Đây là câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều trong thời gian qua. Theo khảo sát mới nhất, có đến 70% số lượng hồ cá koi trên thị trường hiện nay là hồ cá koi xi măng. Hồ xi măng được đánh giá là 1 trong 2 môi trường tốt nhất để nuôi cá koi. Khi nhìn từ trên xuống, hình ảnh đàn cá koi trong hồ xi măng tạo nên sự thích thú hơn là khi nhìn qua kính, từ thân hình cho tới dáng vẻ, màu sắc đều i nguyên khi nhìn thực thế.
Nuôi cá koi trong hồ xi măng không khó nhưng người nuôi phải tuân thủ và thực hiện nhiều nguyên tắc khác nhau thì mới hạn chế được tối đa tình trạng cá koi bị mắc bệnh hoặc chết. Hồ cá koi xi măng đều được xử lý kỹ càng các vấn đề về chống thấm nước nên cũng hạn chế được các tác nhân gây hại tới đàn cá koi. Vậy nên, người “chơi” cá koi hoàn toàn có thể yên tâm nuôi cá koi trong hồ xi măng hoặc nuôi cá koi trong chậu xi măng.
Hồ cá koi xi măng phải được xây ở độ sâu 80 cm trở lên để đảm bảo cá chép koi có đủ không gian để bơi lượn, sinh sống. Độ sâu của hồ cá koi cần phải tính toán kỹ lưỡng, ít nhiều phụ thuộc vào kích thước của cá koi.
Phải có van để tháo, xả nước mỗi khi nước trong hồ bị ô nhiễm cần phải thay nước hoặc trong trường hợp trời mưa, nước trong hồ nuôi quá nhiều,...
Đảm bảo bộ lọc nước cần có công suất làm việc đủ lớn nếu như công suất quá nhỏ sẽ làm giảm chất lượng nước ở trong hồ, ảnh hưởng tới sức khỏe của cá koi.
Bờ hồ cá koi phải được xây cao hơn mặt nước từ 30-40 cm vừa giúp cá koi tránh xa chó, mèo vừa giúp an toàn cho trẻ nhỏ nếu chơi gần khu vực hồ cá.
Hồ cá koi xi măng nên láng màu đen là tốt nhất và cũng có thể sử dụng gạch men.
Nhiệt độ trong hồ cá koi xi măng sẽ ảnh hướng tới sự sinh trưởng của cá giúp cá sống và phát triển khỏe mạnh. Nhiệt độ trong hồ nên được duy trì ở mức 20 - 27 độ C.
Số lượng cá koi cần phải tương ứng với diện tích của hồ nuôi cá koi xi măng. Nếu như diện tích 100m2 thì nuôi từ 15 - 20 con cá koi đủ kích cỡ ( từ vài tháng tuổi đến vài tuổi). Ngược lại, nếu hồ nuôi rộng bạn tăng thêm số lượng nhưng cũng cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ cho hồ cá koi.
Lựa chọn cây cảnh sử dụng cho bể cá bằng xi măng cũng cần phải được chú trọng. Thay vì bạn trồng cây dưới nước như bông sen, bông súng,...thì bạn hãy trồng xung quanh hồ để nó không làm ảnh hưởng trực tiếp tới lượng dinh dưỡng bên trong hồ.
Chỉ nên chọn những con cá chép koi khỏe mạnh, không có biểu hiện nhiễm bệnh; màu sắc rõ ràng, sắc nét; không bị dị dạng hay thân cong, đôi cong vì rất dễ bị bệnh.
Sau khi mua cá về, bạn không nên thả luôn xuống hồ hay chậu xi măng mà cần phải xử lý mầm bệnh. Cách ly cá, điều chỉnh lượng oxy cho phù hợp để tránh tình trạng cá koi bị sốc nhiệt, sốc nước hoặc lây lan bệnh cho cá khác. Bạn hoàn toàn có thể xử lý mầm bệnh của cá bằng cách để từ 10 - 14 ngày, để mực nước thấp khoảng 20 - 30 cm, sục khí mạnh; nhiệt độ => 70 độ F (tương đương từ 22-23 độ), hoặc pha muối hạt với nồng độ 3/1000 - 5/1000.
Nước nuôi cá koi: Để cá có sức khỏe bền vững, nước nuôi cá cần phải được giữ sạch. Bạn cần phải thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, độ pH, NH3,....Nồng độ pH luôn phải từ 7-7.5, không nên thay đổi độ pH đột ngột vì nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cá. Khi thay nước hãy tiến hành từ từ, 2 ngày rút đi phần 3 nước cho đến khi nước trong. Tránh thanh đổi toàn bộ nước trong hồ 1 lần. Đồng thời cần chú ý tới rong, tảo trong nước.
Thức ăn và chế độ ăn: Thức ăn của cá koi là những loại thức ăn chế biến trên thị trường hoặc các loại thức ăn được làm từ cám, bột, các loại rau quả hay những loại thức ăn từ ốc, côn trùng hay sinh vật sống trong hồ cá.
Chế độ ăn: Không cho cá koi ăn quá no, ảnh hưởng tới sự phát triển của cá chép koi sau này. Hơn nữa, lượng thức ăn dư thừa có thể sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới sức khỏe của cá, dễ gây bệnh.
Bệnh: Cá koi rất dễ bị bệnh, do đó cần phải thường xuyên kiểm tra, làm sạch hồ nuôi cá koi bằng xi măng. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bạn hãy vớt cá koi ra khỏi hồ, cách ly và chữa trị kịp thời để tránh lây lan sang các con cá koi khác.
Khi nuôi cá koi trong hồ xi măng có rất nhiều gặp phải các sai lầm khiến cho cá koi bị mắc bệnh và chết sau một thời gian ngắn. Các sai lầm thường xuyên mắc phải đó là:
Cho cá koi ăn quá nhiều: Chỉ nên cho cá koi ngày 2 lần, mỗi lần vài phút. Trừ khi bạn có bộ lọc công suất lớn và đang cố gắng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng cá koi, cho cá koi ăn càng nhiều thì nước càng ô nhiễm. Thức ăn dư thừa cùng sự tăng tiết chất cải của cá sẽ làm giảm chất lượng nước, ảnh hưởng tới sức khỏe của cá koi. Việc cho cá ăn quá nhiều cũng khiến cho cá koi mất dáng, bụng phệ.
Không cách ly cá mới mua về: Thêm cá koi vào hồ mà không qua giai đoạn cách ly hay tiêm ngừa thì cá mới rất có thể đã mang theo vi khuẩn, khí sinh trùng, vi rút,....gây bệnh vào hồ cá coi của bạn. Cá koi thường được cách ly trong một tank 400 - 600 lít có lọc. Thời gian cách ly ít nhất là 3 tuần, khi không có vấn đề gì thì mới thả cá vào hồ cá xi măng đẹp.
Cá bị shock nước khi thay nước: Việc thay nước hồ cá koi mà bạn quên khử clo có thể sẽ đầu độc cả đàn cá koi của bạn. Do đó, trước khi thay nước bạn cần phải phơi nước trước một ngày hoặc nối ống nước với cột lọc than hoạt tính để trung hòa clo trong nước.
Bộ lọc không đủ công suất: Nếu như lọc không đáp ứng nổi thể tích nước trong hồ sẽ làm giảm chất lượng nước và ảnh hưởng tới sức khỏe của cá. Hệ thống lọc có thể đủ trong ngày hôm nay nhưng chưa chắc sẽ đủ cho ngày mai vì cá koi ngày càng lớn và chất thải ra càng nhiều. Vậy nên hãy thêm hoặc cải tạo lại hệ thống lọc hồ cá koi xi măng sau một khoảng thời gian từ 3-6 tháng.
Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt và sắp xếp chính xác ngăn lắp bể cá
Tất tần tật các điều bạn cần biết về đèn UV hồ cá Koi - Công dụng, Lưu ý, Cách sử dụng
Khám phá đặc điểm, cách lặp đặt và lựa chọn loại đèn UV bể cá tốt nhất
7 bước chi tiết để làm hồ cá chai nhựa cho riêng mình
Tìm hiểu thuốc kích màu cá koi - Lợi ích, cách sử dụng và tác dụng phụ
Nguyên nhân cá Koi bị stress - 4 loại thuốc giảm stress cho cá hiệu quả nhất
24/11/2023
23/11/2023
22/11/2023
21/11/2023
0912 879 919