Việc trồng cây thân gỗ trên sân thượng rất phù hợp với những gia đình yêu thích không gian xanh, thích cuộc sống trong lành gần gũi với thiên nhiên. Mặc dù bài toán diện tích được đặt ra nhưng nếu biết cách lựa chọn cây trồng thì việc thiết kế, trồng cây sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Trong bài viết này Koji xin gợi ý tới các vị gia chủ một số loại cây thân gỗ và cách chăm sóc khi trồng trên sân thượng.
Xem thêm Thiết Kế & Thi Công Sân Vườn Chuyên Nghiệp
Mục lục
Cây Lộc Vừng hay còn gọi là cây Lộc Mừng. Đây là cây thân gỗ nhỏ, kích thước của nó phụ thuộc nhiều vào môi trường cũng như cách chăm sóc của người trồng. Cây Lộc Vừng sở hữu thân và gốc khá đẹp nên chúng được nhiều người yêu thích dùng làm cây cảnh. Nó được xếp vào 1 trong 4 loại cảnh quý đó là: Sanh, Sung, Tùng, Lộc
Trong phong thủy, cây lộc vừng có ý nghĩa tượng trưng cho hỷ sự, phát tài, phát lộc, mang lại may mắn cho gia chủ. Cây càng sống lâu năm thì sẽ càng mang nhiều ý nghĩa trường thọ cho mọi thành viên trong gia đình. Thông thường khi chơi lộc vừng. người chơi thường thích những loại cây có thân to, thấp, tán rộng vì nó tỏa bóng mát tốt, phù hợp với không gian của sân thượng.
Đào Tiên hay còn được gọi là cây trường sinh được rất nhiều người yêu thích và chọn trồng trên sân thượng của ngôi nhà. Nó là loại cây thân gỗ dáng nhỏ, thấp bé và khi trưởng thành chỉ đạt tối đa từ 3-5m. Lá của cây này rất bắt mắt, quả to và có màu xanh đẫm. Tán lá rộng có khả năng che phủ ánh nắng tuyệt đối, làm giảm nhiệt độ của môi trường hiệu quả.
Ngoài ra cây đào tiên còn là một cây thuốc quý thường được sử dụng trong đông y chữa các bệnh như viêm họng, ho dai dẳng. Giúp tăng cường hệ miễn dịch, ăn ngon ngủ ngon, trị chứng suy nhược cơ thể.
Cây ngọc lan hay còn gọi là cây xứ ngọc lan, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Loại cây này có đặc điểm là thân bụi, xanh tốt, thích hợp với khí hậu Việt Nam. Cây không những đem đến bóng mát dễ chịu, tạo cảnh quan thẩm mỹ cho không gian gia đình mà còn tỏa hương thơm ngào ngạt.
Xem thêm: trồng cây ăn quả trên sân thượng
Trồng cây này trên sân thượng giúp mang tới những luồng sinh khí, năng lượng dịu nhẹ, giảm những tà khí có tính bất ổn. Vì thế đây là loại cây mà được nhiều gia chủ lựa chọn để trồng trên sân thượng hoặc lối đi của ngôi nhà.
Khi nhắc đến các loại cây thân gỗ trồng trên sân thượng không thể không nhắc tới một loại cây, đó là cây thạch lựu hay gọi là cây kim anh. Loại cây này nằm trong dạng cây thân gỗ với lá có hình bầu dục, quả cây có hình tròn thường mọc theo từng cây hoặc mọc theo dạng bụi.
Cây Thạch lựu không những được yêu thích bởi vẻ đẹp bên ngoài mà còn mang tới nhiều ý nghĩa phong thủy. Nó có khả năng đuổi vận xui, xua đuổi tà khí, mang tới tài lộc, niềm vui cho gia chủ. Lá và hoa của cây có tác dụng hút bụi, lọc sạch không khí vì thế nó rất thích hợp để trồng trên sân thượng. Vừa lấy quả vừa làm đẹp cho sân vườn.
Cây hoa ban mang đậm bản sắc của núi rừng Tây Bắc, là chúa của các loài hoa. Hoa ban mang một màu trắng tinh khiết cùng một sức sống mãnh liệt. Là biểu tượng cho sự chung thủy thuần khiết. Khi hoa nở có mùi thơm nhẹ, thoang thoảng và dễ chịu tạo nên không gian thư thái. Thích hợp với sân vườn thiết kế theo lối Nhật Bản kết hợp bàn trà đạo và cây xanh.
Ngoài ra cây còn có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt, chống chịu được tình trạng sâu bệnh cho nên đây là một loại cây mà ai cũng muốn trồng trên sân thượng của nhà mình.
Xem thêm: trồng cây gì trước sân nhà biệt thự
– Lựa chọn đất trồng phù hợp: Đất trồng là yếu tố quan trọng nhất vì nó quyết định tới độ sinh trưởng và phát triển của cây. Cần chọn loại đất có độ pH phù hợp với các loại cây thân gỗ.
– Cung cấp lượng nước vừa phải: Với cây trồng trên sân thượng thì việc cung cấp đủ lượng nước là điều cần thiết vì đây là nơi chịu nhiều tác động từ môi trường như nắng, gió,… Tùy từng loại cây có khả năng chịu được lượng nước khác nhau. Các vị gia chủ cần chú ý, không nên tưới nước quá nhiều khiến rễ cây bị úng, cây dư thừa nước khiến nền đất quá ẩm.
– Bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng: Lượng phân bón phù hợp cho cây khi trồng trên sân thượng sẽ kích thích sự phát triển của cây. Nếu bón quá nhiều phân, cây nhanh phát triển sẽ làm mất dáng và phá thế của cây. Ngoài ra việc phun thuốc trừ sâu cho cây thân gỗ là điều không cần thiết vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của chính bản thân.
– Thường xuyên cắt tỉa, vệ sinh sân thượng: Cần phải cắt tỉa thường xuyên khi tán cây quá rậm rạp. Tỉa cây giúp cây hình thành nhánh mới, tránh lũ sâu bọ hình thành gây hại cho cây và mọi người.
xem thêm: Lưu ý khi chọn cây bóng mát trồng biệt thự
Để sở hữu một hồ Koi đẹp cho không gian sống của gia đình bạn với mức giá phải chăng, hãy liên hệ với chúng tôi qua hot line 0912 879 919 – 097 555 9193 để có tư vấn và báo giá chi tiết nhất.
Xem thêm những kiến thức thú vị về cảnh quan sân vườn và hồ Koi TẠI ĐÂY
Xem thêm những thiết kế tuyệt tác của Koji Landscape TẠI ĐÂY
Chỉ với 5 bước đơn giản để làm hồ cá mini đẹp độc đáo tại nhà
CÁ KOI BỊ RẬN CẮN PHẢI LÀM GÌ? 3 CÁCH TRỊ RẬN NƯỚC Ở CÁ KOI HIỆU QUẢ
CÁ NGỨA LÀ BỆNH GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ CÁ KOI NGỨA MÌNH?
Mô hình nhà hàng sân vườn đẹp nổi bật nhất hiện nay
CÁ KOI BỊ LỒI MẮT - DẤU HIỆU BỆNH NGUY HIỂM KHÔNG THỂ CHỦ QUAN
CÁ KOI CÓ LÒNG TRẮNG MẮT BỊ ĐỤC LÀ BỆNH GÌ? CÁCH CHỮA DỨT ĐIỂM, NHANH CHÓNG
11/01/2023
25/02/2022
09/09/2021
09/09/2021
0912 879 919