Thời điểm từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm là khoảng thời gian mưa nhiều, thậm chí là có bão. Cây cối mùa này, nhất là cây ăn quả, dù được tưới tắm thỏa thích nhưng vẫn phải chịu một số tổn thương nhất định. Vậy nên ở bài viết dưới đây, Koji sẽ chỉ bạn cách chăm sóc cây ăn quả mùa mưa bão để phát triển khỏe mạnh nhất có thể.
Hiện nay rất nhiều nhà phố có xu hướng tự trồng cây ăn quả tại nhà. Những loại cây thường được lựa chọn sẽ là bưởi, táo, vú sữa,... Sau đây sẽ là một số biện pháp chăm sóc cây ăn quả mùa mưa dễ làm mà hiệu quả cao Koji gửi đến bạn.
Xem thêm Dịch vụ thi công thiết kế hồ cá Koi bậc nhất
Xem thêm Thiết Kế & Thi Công Sân Vườn Chuyên Nghiệp
Mục lục
>>> Những loại cây ăn quả trồng sân thượng cho nhà phố
Vào mùa mưa bão, mưa rả rích, triền miên, cây sẽ trong tình trạng được “uống nước” suốt ngày. Do vậy, điều quan trọng là phải làm cho mảnh vườn không bị ngập úng, đào nhiều rãnh sâu khoảng 20 - 30cm tạo điều kiện cho nước mưa thoát tốt. Từ đó mảnh vườn của bạn sẽ khô thoáng, không ngập úng và cây cối lớn ổn định.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể lắp đặt hệ thống máy bơm thoát nước để tối đa hiệu quả thoát nước của cây trồng. Chỉ khi cây trồng thoải mái với một lượng nước “vừa đủ” thì mới có thể phát triển tốt và mang đến cho bạn thật nhiều những trái ngon quả ngọt.
>>> Các loại cây ăn quả ngắn ngày trồng sân vườn
Mưa liên tục dẫn đến độ ẩm cao, mật số sâu hại sẽ giảm nhưng một số bệnh gây hại cây trồng lại tăng lên, nhất là các bệnh do nấm gây ra. Những bệnh đó có thể là bệnh thán thư, thối rễ và thối quả.
Đối với loại nấm bệnh tấn công chủ yếu ở các chồi lá non thì việc thúc lá nhanh lớn cũng là biện pháp hiệu quả. Đồng thời cần tỉa những cành cây già, cành vượt tạo độ thông thoáng cho cây. Thêm vào đó cần thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị bệnh để tránh lây lan sang phần cây khỏe mạnh.
Nếu bạn yêu cây hơn nữa thì sau mỗi cơn mưa phải dùng nước tưới phun hoặc rung cây để loại bỏ môi trường yêu thích của nấm, vừa làm chết bào tử của nấm tránh cho chúng sinh sôi.
Đối với nấm gây bệnh hại cho rễ thì có thể phòng ngừa bằng cách rải vôi hoặc quét vôi vùng thân gốc cây. Việc này nên thực hiện mỗi năm một lần vào đầu mùa mưa bão.
>>> Tổng hợp cây ăn quả trồng sân vườn độc, lạ
Bạn nên bổ sung phân hữu cơ đã hoại mục cải tạo đất giúp rễ cây phát triển tốt. Phân hữu cơ có tác dụng rất tốt trong việc làm đất tơi xốp. Đồng thời phân hữu cơ còn có tác dụng phát triển những loại vi sinh vật có lợi cho đất phòng ngừa sâu hại. Mùa mưa nên hạn chế bón phân hữu cơ chưa hoại mục. Đối với phân hữu cơ chưa hoại mục sẽ xảy ra quá trình phân hủy của vi sinh vật, tiêu hao không khí trong đất và dễ làm cho rễ cây bị yếm khí.
Bạn cũng nên cung cấp dinh dưỡng cho cây theo từng giai đoạn phát triển. Nếu cây đang ra quả thì cần nhiều phân đạm và kali, nếu đang đợt thúc ra đọt thì cần nhiều phân đạm và lân. Trước khi bón, nên xới nhẹ đất vườn để chống lại sự rửa trôi của nước mưa.
>>> Cây ăn quả dễ trồng ở sân vườn nhà phố, nhà biệt thự
Rễ cây sau đợt mưa kéo dài chắc hẳn sẽ bị tổn thương khá nhiều. Vì thế, nhằm giúp cây mau ra rễ mới và phục hồi nhanh thì bạn có thể phun các loại phân qua lá có chứa N, P, K, đặc biệt là các dạng phân bón lá có chứa nhiều lân, các dạng phân K-humate, humic,…
Trên đây là những thông tin hữu ích về chăm sóc cây vườn mà Koji gửi đến bạn. Chúc bạn có một vườn cây ăn quả thật sai trái nhé!
Để sở hữu một hồ Koi đẹp cho không gian sống của gia đình bạn với mức giá phải chăng, hãy liên hệ với chúng tôi qua hot line 0912 879 919 – 097 555 9193 để có tư vấn và báo giá chi tiết nhất.
Xem thêm những kiến thức thú vị về cảnh quan sân vườn và hồ Koi TẠI ĐÂY
Xem thêm những thiết kế tuyệt tác của Koji Landscape TẠI ĐÂY
Chỉ với 5 bước đơn giản để làm hồ cá mini đẹp độc đáo tại nhà
CÁ KOI BỊ RẬN CẮN PHẢI LÀM GÌ? 3 CÁCH TRỊ RẬN NƯỚC Ở CÁ KOI HIỆU QUẢ
CÁ NGỨA LÀ BỆNH GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ CÁ KOI NGỨA MÌNH?
Mô hình nhà hàng sân vườn đẹp nổi bật nhất hiện nay
CÁ KOI BỊ LỒI MẮT - DẤU HIỆU BỆNH NGUY HIỂM KHÔNG THỂ CHỦ QUAN
CÁ KOI CÓ LÒNG TRẮNG MẮT BỊ ĐỤC LÀ BỆNH GÌ? CÁCH CHỮA DỨT ĐIỂM, NHANH CHÓNG
30/09/2023
27/06/2023
07/05/2023
25/04/2023
0912 879 919