Tiểu cảnh sân vườn được định nghĩa là “nghệ thuật sắp đặt đất và các đối tượng trên đó để con người thưởng thức”. Tiểu cảnh dành cho các khu vực có diện tích nhỏ và thường thiết kế tại hộ gia đình, trong một phạm vi nhỏ nào đó. Sử dụng những yếu tố cơ bản của thiên nhiên như cây cối, cỏ, hoa lá, đá…để làm đẹp hay tạo ra một không gian xanh, làm sạch không khí, tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Thiết kế tiểu cảnh sân vườn không giới hạn về vị trí, có thể bố trí ở bất kỳ đâu trong nhà chứ không chỉ riêng ở ngoài vườn. Chúng có thể đặt ở ban công, trước nhà, sau nhà, giữa nhà, gầm cầu thang hay trên sân thượng. Tất cả những nơi có điều kiện lý tưởng và có thể đặt.
Cho dù được bố trí ở bất cứ đâu thì những thiết kế tiểu cảnh sân vườn cũng sẽ mang đến những nét thu hút rất riêng góp phần làm đẹp thêm cho không gian sống là những điểm nhấn thẩm mỹ không thể bỏ qua. Tiểu cảnh sân vườn tạo nên không gian xanh, màu sắc hài hòa tạo cảm giác thân thiện trong mắt các thành viên trong gia đình cũng như khách đến chơi nhà.
Thực tế ngày nay con người đang hướng đến một cuộc sống hoà hợp hơn với thiên nhiên thì các thiết kế tiểu cảnh sân vườn là lựa chọn phù hợp nhất. Khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, khoáng đãng sẽ giúp bạn có những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể dành thời gian chăm sóc, cắt tỉa cây và hoa. Vừa để thư giãn vừa có thêm những khoảng thời gian làm vườn thú vị.
Theo quan niệm của các kiến trúc sư cũng như các nhà phong thủy thì tiểu cảnh sân vườn có một vai trò cực kỳ lớn ảnh hưởng tới vượng khí của ngôi nhà. Nếu tiểu cảnh sân vườn được thiết kế đúng phong thủy sẽ mang lại nhiều may mắn vượng khí cho thành viên trong gia đình.
Mặt khác tiểu cảnh sân vườn thường có những vật dụng đi kèm mang tính phong thủy như thác nước phong thủy, hòn non bộ, các loại đá…tạo nhiều vượng khí cho các thành viên trong gia đình.
Có hai loại tiểu cảnh: Tiểu cảnh khô và tiểu cảnh nước.
Tiểu cảnh khô: Được kết hợp từ các yếu tố như cây xanh, sỏi, đá, thảm cỏ, tượng trang trí… nhưng không bao gồm yếu tố nước. Loại tiểu cảnh này thường có kích thước nhỏ, dễ dàng bố trí ở bất kỳ đâu trong nhà như cầu thang, phòng khách, nhà bếp…
Tiểu cảnh nước: Bao gồm tiểu cảnh động và tiểu cảnh tĩnh. Trong đó, tiểu cảnh động là gồm vòi nước, thác nước. Tiểu cảnh tĩnh là mặt nước yên bình, tĩnh lặng. Tiểu cảnh nước khá cầu kỳ và thường mất nhiều thời gian, công sức và tiền của hơn.
Sau khi đã lựa chọn được loại tiểu cảnh là khô hay nước thì bạn cần xác định vị trí đặt. Đó có thể là ở vị trí trong nhà hay ngoài nhà. Không gian nào mà bạn đang muốn thay đổi, muốn làm ngay tiểu cảnh sân vườn thì cần xác định rõ ngay từ ban đầu. Sau đó là tính toán đến bố cục để cân đối tỉ lệ của tiểu cảnh trong không gian. Sự tương quan giữa chiều rộng, chiều dài và độ cao phải được liên kết chặt chẽ để đảm bảo sự hài hòa.
Bởi diện tích không gian thường không lớn nên các lại cây trồng trong tiểu cảnh sân vườn phải được lựa chọn cẩn thận. Đặc biệt lưu ý đến kích thước và tốc độ phát triển của cây. Cây được đưa vào trồng ngoài sức sống tốt thì độ phát triển phải ở mức chậm để giảm công chăm sóc và cắt tỉa. Như cây trúc Nhật, dương xỉ, phong lan, trầu bà, kim phát tài, cỏ lan chi, xương rồng, … Khi bạn chọn tiểu cảnh nước, có thể lựa chọn rong, rêu, sen hoặc các cây thủy sinh khác.
Ánh sáng là một yếu tố cần thiết cho tiểu cảnh sân vườn. Không chỉ có tác dụng chiếu sáng, nó còn hỗ trợ làm tăng thêm phần thẩm mĩ cho tiểu cảnh. Nếu không gian thiếu ánh sáng tự nhiên thì cần bố trí lắp đặt thêm hệ thống đèn sân vườn phù hợp. Còn nếu ánh sáng quá mạnh, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh thì cũng cần phải có biện pháp che chắn hợp lý.
Với sự đa dạng của các vật liệu và phong cách thiết kế thì hiện nay người ta đã có thể trang trí tiểu cảnh sân vườn theo nhiều cách khác nhau. Các vật liệu đưa vào phải đảm bảo hài hòa, không phá vỡ bố cục của tiểu cảnh. Đồng thời cũng không nên đưa vào quá nhiều chi tiết trang trí để tránh lộn xộn, gây phản cảm, rối mắt cho người xem. Các không gian càng nhỏ thì càng cần chú ý đến điều này.
Các khu vực cây xanh, hồ nước hay những khóm hoa là nơi thu hút và trú ngụ của nhiều loại côn trùng. Đa phần những loại côn trùng này đều có khẳ năng gây hại cho người và thú cưng trong nhà. Để phòng tránh chúng thì cần thường xuyên kiểm tra và đưa ra các biện pháp diệt côn trùng an toàn. Để đối phó, bạn nên thả cá trong hồ hay sử dụng hương liệu, lắp thêm đèn chiếu sáng.
Chủ đề có thể khác nhau nhưng việc chọn đúng chủ đề là rất quan trọng. Chúng sẽ quyết định rất nhiều đến phần còn lại của thiết kế. Một số người sẽ có cách làm tiểu cảnh sân vườn tự do. Có nghĩa là họ sẽ bày trí tất cả một cách ngẫu nhiên không tuân theo một quy tắc nào. Điều này có thể mang đến những dấu ấn rất riêng.
Bố cục cân bằng và đẹp mắt là những gì cần thiết nhất, cho dù đó chỉ là tiểu cảnh trong chậu. Ở đây, hãy chú ý đến kích thước tổng thể của tiểu cảnh, hãy xét xem liệu chúng có cân bằng với phần còn lại của không gian sống hay không. Nếu không gian nhà bạn nhỏ hẹp thì việc bố trí những tiểu cảnh sân vườn có kích thước quá đồ sộ sẽ không thực sự cần thiết.
Bên cạnh đó, sự kết hợp của những yếu tố hoa cỏ, các vật phẩm trang trí, bể nước và thậm chí là ánh sáng cũng cần đến sự hài hoà. Yếu tố này không nên lấn át yếu tố kia, mà tất cả phải bổ sung cho nhau. Nhờ đó, thiết kế tiểu cảnh mới có thể thực sự đạt tới được vẻ đẹp thẩm mỹ tốt nhất.
Một thiết kế đẹp nhưng không hợp lý sẽ không thực sự hoạt động hiệu quả. Bạn cần tìm hiểu về đặc điểm của những cây cỏ, sinh vật và thậm chí là các yếu tố trang trí trước khi lựa chọn. Hãy lưu ý đến hệ thống thoát nước trong trường hợp bạn dự định thiết kế tiểu cảnh sân vườn ướt trong nhà để tránh ngập úng. Việc lựa chọn cây cỏ và hoa trong tiểu cảnh sân vườn cũng quan trọng không kém. Có những loại cây phù hợp cho môi trường sống trong nhà, nhưng cũng có loại chỉ thích hợp với môi trường sống bên ngoài.
Màu sắc và ánh sáng sẽ quyết định rất nhiều đến yếu tố thẩm mỹ. Một cách phối màu đẹp và kết hợp với ánh sáng thích hợp sẽ là những gì bạn cần để biến tiểu cảnh sân vườn trở nên nổi bật hơn. Ngay cả hoa và các chậu cây mà bạn chọn cũng sẽ có kết cấu và màu sắc khác nhau để có thể kết hợp một cách đẹp mắt với phần còn lại của tiểu cảnh sân vườn.
Không gian bên ngoài có thể tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Không gian bên trong sẽ cần đến sự trợ giúp của hệ thống đèn chiếu sáng. Hãy cân nhắc và lắp đặt các thiết kế đèn sao cho hợp lý nhất có thể. Ngoài ra việc kết hợp thêm các mẫu đá tự nhiên cũng giúp tiểu cảnh trở nên long lanh hơn và hài hòa hơn cả về không gian lẫn màu sắc xung quanh:
Tiểu cảnh sân vườn nhà ống:
Sự kết nối giữa con người và thiên nhiên cây cỏ là một ý tưởng tuyệt vời. Vì thế tiểu cảnh sân vườn dạng nhà ống được xem là một bản sao thu nhỏ của thiên nhiên. Với dạng tiểu cảnh này, bạn có thể lựa chọn giữa khô và ướt.
Tiểu cảnh sân vườn nhà phố:
Đây quả thật là một bức tranh hài hòa mang đến những giá trị tuyệt vời cho những ai đang sinh sống tại các thành phố đông đúc, ồn ào. Áp dụng tiểu cảnh này phù hợp, kiến trúc ngôi nhà của bạn sẽ được nâng lên một tầm cao mới.
Tiểu cảnh sân vườn nhỏ:
Tiểu cảnh sân vườn nhỏ thường đánh vào những không gian trống trong ngôi nhà của bạn mang đến vẻ đẹp tinh tế. Từ đó, nơi đây sẽ trở nên có sức sức sống, không khí luân chuyển dễ dàng hơn nhờ vào những chậu cây sum suê hay làn nước dịu mát.
Tiểu cảnh sân vườn biệt thự hiện đại:
Với một ngôi biệt thự rộng lớn thì thật tiếc nếu bạn không vận dụng những yếu tố từ thiên nhiên của tiểu cảnh sân vườn. Có thể tận dụng tất cả các diện tích mình có như mảng tường, lối đi hay ngay cả trong căn biệt của mình như giếng trời tạo nên nét đẹp hoàn mỹ của thiên nhiên.
Tiểu cảnh sân vườn trên ban công:
Đây là khoảng không gian kết nối giữa trong và ngoài ngôi nhà. Nó có thể giúp cho không gian nhà bạn rộng hơn, đẹp hơn. Biến ban công nhà mình thành một nơi lãng mạn với chiếc võng hoặc đơn giản với chiếc ghế tựa và một vài chậu hoa.
Tiểu cảnh sân vườn gầm cầu thang:
Được thiết kế để đặt dưới gần cầu thang trong nhà. Tiểu cảnh này thường cần đến sự hỗ trợ của sơn tường và ánh sáng chiếu để tạo nên một bức tranh sinh động (do trong nhà vốn thiếu sáng).
Tiểu cảnh sân vườn giếng trời:
Vị trí thiết kế này khá phổ biến, phù hợp lắp đặt cho các ngôi nhà đặt giếng trời trong nhà. Với kiến trúc độc đáo này giúp không khí trong nhà được điều hòa và làm sạch, tạo cảm giác thoải mái.
Tiểu cảnh sân vườn trên sân thượng:
Đừng bỏ lỡ không gian rộng rãi và thoáng mát này, cây xanh được trồng trên sân thượng giúp tăng cường lượng oxi và điều hòa không khí, làm giảm sự ô nhiễm không khí và hạn chế được bức xạ tử ngoại và ánh sáng.
Tiểu cảnh mini trong chậu để bàn:
Đây là một trường hợp đặc biệt. Các cây xanh, tiểu cảnh được bố trí gọn trong một chậu cây nhỏ hoặc một bình thủy tinh. Những người tạo ra tiểu cảnh mini này đều phải hết sức khéo léo để sao cho sản phẩm hoàn thiện thật bắt mắt và gây được ấn tượng.
Tiểu cảnh sân vườn trước nhà:
Tận dụng khoảng không gian trước nhà để tạo tiểu cảnh sân vườn chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng, bởi nó không những mang lại không khí trong lành, hòa hợp với thiên nhiên mà còn mang lại giá trị phong thủy tốt cho ngôi nhà.
Tiểu cảnh sân vườn sau nhà:
Đây là nét độc đáo tô điểm cho ngôi nhà. Màu xanh hoa lá, thác nước róc rách làm không gian ngôi nhà mở rộng cả về chiều sâu và chiều rộng. Ngôi nhà như rộng ra, trải ra ôm trọn không gian sống với nét xanh mát tuyệt vời.
Tiểu cảnh sân vườn hai bên hông nhà:
Chỉ với vài cây xanh, vài bông hoa xinh xắn, một lối đi nhiều cỏ xanh và đá cuội sẽ tạo được điểm nhấn cho không gian nhỏ hẹp, ít ai biết đến này. Không gian sống được điểm tô, gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên.
Tiểu cảnh sân vườn phong cách châu Âu:
Nổi bật bởi yếu tố như thảm cỏ, bồn hoa, ghế đá đều có sự tác động của con người. Trong vườn thường chọn màu trắng và các đồ giả gốm cùng với đài phun nước làm điểm nhấn.
Tiểu cảnh sân vườn phong cách Nhật Bản:
Chú trọng vào việc tạo ra một không gian yên bình, tĩnh lặng. Các yếu tố trong tiểu cảnh này gồm có hồ nước, đá, tre, cát…Sự hài hòa giữa cát và nước sẽ làm toàn diện hơn cho bức tranh thiên nhiên này.
Tiểu cảnh sân vườn phong cách Trung Quốc:
Là một sự pha trộn hài hòa giữa các kiến trúc cổ xưa và thiên nhiên. Bên cạnh đó ao hồ, đá tảng, hoa cỏ là những yếu tố không thể nào thiếu trong khung cảnh này. Các yếu tố này luôn thay đổi liên tục theo mùa và cung cấp cả âm thanh.
Tiểu cảnh sân vườn phong cách làng quê Việt:
Những vật liệu như đá, sỏi, gạch tới mây, tre...làm cho không gian nơi đây trở nên mộc mạc, giản dị. Chính vì thế, đây là một xu hướng thiết kế mà rất nhiều người muốn hướng đến.
Tiểu cảnh sân vườn theo hành Kim:
Tiểu cảnh sân vườn có thể thiết kế hồ cá Koi, hòn non bộ, đá mồ côi trang trí hoặc xếp thành thác nước, lối đi dạo. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại đá nào, tuy nhiên không nên sử dụng những viên đá sắc nhọn, sử dụng các loại cây tán rộng, có vòm và các khối hình cong để tránh làm ảnh hưởng đến vượng khí.
Tiểu cảnh sân vườn theo hành Mộc:
Với hành Mộc, màu xanh của lá giữ vị trí thống lĩnh độc tôn trong khu vườn. Những loại cây cối, hoa cỏ luôn là cây có hình trụ và giàn đỡ phải được chống bằng gỗ. Nên phối hợp màu sẵc và hình dáng tạo nên khung cảnh xanh tươi và hòa hợp với nhau, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với thiên nhiên.
Tiểu cảnh sân vườn theo hành Thủy:
Theo phong thủy ngũ hành “nước tượng trưng cho tài lộc, ở đâu có nước thì ở đó sẽ có tiền” là một yếu tố mang lại năng lượng, sự luân chuyển tuần hoàn và thu hút vạn vật từ vũ trụ. Nước luôn luân chuyển mang theo khí và nước thu hút và nạp năng lượng để áp dụng vào việc thiết kế và xây dựng tiểu cảnh.
Tiểu cảnh sân vườn theo hành Hỏa:
Những loại cây có hình dáng đâm thẳng lên phía trên và có lá kim như thông, tùng, trắc, cây có hoa màu đỏ, lá đốm đỏ hay có dạng tháp đều thuộc hành Hỏa. Hành Hỏa thường mạnh hơn so với các hành khác, vì thế bạn nên lưu ý để tạo sự hài hòa.
Tiểu cảnh sân vườn đẹp theo hành Thổ:
Hành Thổ khi thiết kế sân vườn chất liệu chính là đất để trụ giữ mọi thứ trên quả đất. Những nơi có lá vàng cũng tạo nền móng cho hành Thổ phát huy tác dụng nuôi dưỡng, dẫn dắt và cải tạo nền đất. Đất có đẹp, có tốt là do con người biết cách cải tạo và phát huy thế mạnh của đất hay không.
Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt và sắp xếp chính xác ngăn lắp bể cá
Tất tần tật các điều bạn cần biết về đèn UV hồ cá Koi - Công dụng, Lưu ý, Cách sử dụng
Khám phá đặc điểm, cách lặp đặt và lựa chọn loại đèn UV bể cá tốt nhất
7 bước chi tiết để làm hồ cá chai nhựa cho riêng mình
Tìm hiểu thuốc kích màu cá koi - Lợi ích, cách sử dụng và tác dụng phụ
Nguyên nhân cá Koi bị stress - 4 loại thuốc giảm stress cho cá hiệu quả nhất
08/10/2023
08/10/2023
07/10/2023
07/10/2023
0912 879 919