Giống với ẩm thực phương Đông, các món Âu cũng thường được kết hợp cùng nhiều loại gia vị khác nhau để gia tăng hương vị thơm ngon của món ăn. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu 8 loại gia vị thảo mộc nấu ăn thường dùng trong món Âu mà bạn có thể tự trồng cực đơn giản ngay cả trong những thiết kế sân vườn biệt thự, cùng Koji tìm hiểu nhé!
Xem thêm: THIẾT KẾ & THI CÔNG SÂN VƯỜN CHUYÊN NGHIỆP
Mục lục
Trong một vài năm trở lại đây, hương thảo đã trở thành một cơn sốt đối với các tín đồ yêu cây cối tại Việt Nam. Cây hương thảo cũng thuộc họ cây bạc hà và có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, cây có thân cứng cáp hơn, thích nghi với điều kiện khắc nghiệt.
Loại thảo mộc này là một nguyên liệu cho thịt cừu, thịt lợn và thịt gà nói riêng. Bên cạnh đó, cây còn tỏa ra mùi thơm rất cuốn hút có tác dụng an thần, giải tỏa căng thẳng và giúp tăng cường trí nhớ, đặc biệt là mùi thơm của hương thảo có tác dụng đuổi muỗi cực tốt.
Lá xạ hương có nguồn gốc miền nam châu Âu từ phía tây Địa Trung Hải đến miền nam Italia, sau đó được trồng tại nhiều nơi trên thế giới, phổ biến nhất là Đức, Pháp, Séc, Áo… Tại Việt Nam, thyme được trồng nhiều ở Đà Lạt và Sa Pa.
Thyme có hương vị hơi cay, mặn, mùi thơm nồng nàn, nấu càng lâu với nhiệt độ thích hợp thì lá càng cho ra hương thơm hấp dẫn. Thyme thích hợp để nấu cùng với cà chua, thịt bò, thịt gà, thịt cừu, cà rốt, khoai tây, hành tây và các loại súp. Do lá thyme thường mất thời gian nấu thì mới cho ra mùi thơm nên rất hay dùng để nấu với các loại súp đậu hầm lâu, thịt bò hầm.
Lá Oregano tên tiếng Việt còn gọi là lá kinh giới cay, tên khoa học là Origanum vulgare, loại cây này thuộc họ Labiatae thường mọc hoang ở nơi khô ráo, có nắng ấm. Để nhận dạng bằng mắt, lá oregano khá nhỏ, khi sờ mềm như nhung bởi trên lá có một lớp lông tơ.
Công dụng của lá Oregano trong chế biến món ăn là chủ yếu dùng thêm vào các món Ý như Pizza, Bánh mỳ bơ tỏi, Phomai que, Spaghetti (mỳ Ý), khi cho lá Oregano vào rất thơm và chuẩn hương vị Ý. Oregano được dùng rất phổ biến trong các loại Pizza và thậm chí trong các loại bánh mặn những siêu thị ở Ý hay Tây Ban Nha. Đặc biệt, loại lá gia vị này cũng được dùng để đi kèm với các món có tomato sauce và có mùi nồng ấm ngon tuyệt. Trong các món ăn Việt, bạn có thể gặp lá Organo trong các món bún riêu, bún ốc…
Húng Tây là một loại rau thơm có họ hàng gần với húng quế , và còn được cho là họ hàng xa với bạc hà. Được biết, tên gọi Basil lấy từ tiếng Hy Lạp basilikohn (có nghĩa “đế vương”). Có tên gọi này là do trước đây Basil được người Hy Lạp cực kì quý trọng và được sử dụng làm nhiều loại thuốc.
Theo tài liệu thì húng tây có hương vị gì đó khá giống với hoa hồi, vị hăng và mạnh, mùi hương lại ngọt ngào khó cưỡng. Nhiều người ví loại hương vị này của húng tây giống như nắng mùa hè, vừa gắt nồng nhưng vẫn giữ được vị ngọt ngào, hấp dẫn của riêng mình.
Parsley có tên tiếng Việt là ngò tây, hình dạng giống rau ngò (mùi) nhưng bên ngoài, màu lá ngò tây đậm hơn và cũng không mỏng manh như rau ngò của Việt Nam. Lá ngò tây được sử dụng rất phổ biến trong ẩm thực của khu vực Trung Đông, châu Âu và Bắc Mỹ.
Mùi vị của ngò tây đặc biệt thích hợp với món cá, salad, hầm, nướng, súp và nước xốt. Lá ngò tây cắt nhỏ thường được dùng để rắc lên các món ăn lúc vừa nấu xong. Do ngò tây khá mềm và dễ chín nên khi thức ăn đã được nấu chín thì mới rắc đều lá mùi tây vào thức ăn để đảm bảo hương vị.
Giống như hương thảo, cây xô thơm (sage) có xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải. Cây xô thơm (sage) còn gọi là cây ngải đắng, là rau gia vị được sử dụng phổ biến trong ẩm thực phương Tây và Trung Đông vì có hương vị nồng ấm, cay nhẹ, pha chút đắng với hương thơm hoang dại và man mát.
Cách kết hợp xô thơm với các loại thực phẩm đòi hỏi sự tinh tế vì nó hơi kén chọn. Tuy là rau thơm nhưng mùi nó ẩn, không tỏa ra nồng nàn như xạ hương. Nó dậy hương hơn ngò tây một chút, còn bản thân vị khi ăn vào lại nhẹ nhàng so với húng tây. Xô thơm hợp với những nguyên liệu như khoai lang, các loại bí đỏ, cà tím, cà chua; các loại thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng), thịt lợn và xúc xích. Nói chung sage hợp với các món ăn béo và bùi.
Cây Nguyệt quế là loài cây biểu trưng của đất nước Hy Lạp. Từ thời xa xưa, cây Nguyệt quế còn được dùng làm vòng nguyệt quế để làm phần thưởng dành cho những nhà vô địch thể thao, thi thơ. Cây có thể cao từ 10-18m, lá thuôn dài khoảng 6–12 cm, rộng 2–4 cm, mép lá nhăn và có khía răng cưa đều đặn đặc trưng.
Lá nguyệt quế khô được dùng để làm gia vị nấu ăn vì có mùi thơm rất đặc biệt, phải lấy lá ra khỏi thực phẩm nấu chín trước khi ăn. Nguyệt quế tươi rất nhẹ và không phát triển đầy đủ hương vị cho đến vài tuần sau khi sấy khô, loại gia vị này thường được sử dụng để nấu súp, hầm, braises trong ẩm thực Địa Trung Hải và trong các món ăn Brazil.
Không ít người hay nhầm lẫn giữa lá bạc hà và húng lủi trong các loại rau thơm được ăn kèm với món nước hay món chiên như bánh xèo, bạc hà Âu có rất nhiều loại, nhưng phổ biến và hay được sử dụng nhất là peppermint. Bạc hà cũng đã trở thành loại thảo dược được sử dụng lâu đời vào khoảng 10000 năm trước vì nó có thể kích thích hệ tiêu hóa, sát trùng mạnh, chữa cảm sốt, ngạt mũi và đau bụng.
Lá bạc hà Âu thường được sử dụng trong trang trí đồ uống hoặc dùng để pha chế các loại cocktail. Ngoài các loại cây gia vị Châu Âu kể trên, các bạn có biết có những loại hoa cũng có thể được sử dụng trong nấu ăn không? Mời các bạn xem thêm TẠI ĐÂY để biết thêm thông tin chi tiết.
Cùng tham khảo một vài hình ảnh về các loại thảo mộc trong các món ăn dưới đây nhé!
Xem thêm: Các dự án thiết kế thi công sân vườn của Koji
Xem thêm: Các loại cây ăn quả ngắn ngày trồng sân vườn
Trên đây là 8 loại cây gia vị Châu Âu có thể tự trồng trong khu vườn nhà bạn mà Koji đã giới thiệu đến bạn. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hoặc thiết kế thi công sân vườn cho ngôi nhà của mình, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0912 879 919 – 097 555 9193 để có tư vấn và báo giá chi tiết nhất.
Chỉ với 5 bước đơn giản để làm hồ cá mini đẹp độc đáo tại nhà
CÁ KOI BỊ RẬN CẮN PHẢI LÀM GÌ? 3 CÁCH TRỊ RẬN NƯỚC Ở CÁ KOI HIỆU QUẢ
CÁ NGỨA LÀ BỆNH GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ CÁ KOI NGỨA MÌNH?
Mô hình nhà hàng sân vườn đẹp nổi bật nhất hiện nay
CÁ KOI BỊ LỒI MẮT - DẤU HIỆU BỆNH NGUY HIỂM KHÔNG THỂ CHỦ QUAN
CÁ KOI CÓ LÒNG TRẮNG MẮT BỊ ĐỤC LÀ BỆNH GÌ? CÁCH CHỮA DỨT ĐIỂM, NHANH CHÓNG
30/09/2023
27/06/2023
07/05/2023
25/04/2023
0912 879 919