Cá koi bị xù vảy dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất
Cá koi bị xù vảy dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất
Mục lục bài viết
Người nuôi cá Koi cho mục đích cảnh quan hay kinh doanh đều dễ phải đối mặt với vấn đề cá koi bị xù vảy. Cùng Koji Landscape tất tần tật về hiện tượng này nhé!
Dấu hiệu cho thấy cá koi bị xù vảy
Hiện tượng cá koi bị xù vảy còn được gọi là xù vảy Dropsy, nếu được cách ly và chữa trị kịp thời cá có thể hồi phục như thường. Một số dấu hiệu cho thấy cá koi mắc chứng xù vảy có thể nhận biết bằng mắt thường có thể kể đến như:
Thân cá sưng to, mắt lồi hơn so với bình thường
Toàn bộ vảy trên cơ thể cá bị nâng lên, trông giống như vảy cá bị xù.
Dáng bơi kém linh hoạt, thậm chí ngừng bơi, đầu nổi lên trong khi thân và đuôi vẫn chìm dưới nước
Cá tập trung nhiều ở vùng nước nhiều oxy như thác nước, chỗ đặt ống sủi
Cá ăn rất ít hoặc bỏ ăn, thiếu sức sống
Do thân cá sưng to nên toàn bộ vảy trên cơ thể cá bị nâng lên trông giống như vảy cá bị xù
Những nguyên nhân khiến cá koi bị xù vảy
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh xù vảy ở cá koi, việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh có thể giúp cho quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, dễ dàng và nhanh chóng hơn. Để xác định cần dựa theo tình trạng của koi:
Vảy xù đột ngột: Do vi khuẩn gây hại khi sức đề kháng của cá đang yếu, gây chảy máu bên trong
Vảy xù chậm/từ từ: Ký sinh trùng hoặc khối u dẫn đến thân cá sưng to. Thông thường, ký sinh trùng sẽ dần xâm nhập sâu vào bên trong nội tạng của cá
Môi trường nước ô nhiễm: Nhiệt độ, pH, nitrit, nitrat không ổn định hoặc nước ô nhiễm, thức ăn thừa, cặn bẩn có thể gây bệnh
Thiếu dinh dưỡng: Thức ăn không đủ hoặc chất lượng kém
Suy giảm chức năng thận: Do sử dụng thuốc sai cách hoặc ký sinh trùng xâm nhập sâu vào nội tạng cá.
Stress, căng thẳng: Có thể do di chuyển cá mạnh, mật độ cá cao trong hồ, hoặc thay đổi môi trường sống đột ngột
Cá koi ưa nước sạch, khi bị buộc phải sống trong môi trường nước không đảm bảo cá sẽ rất dễ bị bệnh
Cách điều trị cá koi bị xù vảy đơn giản và hiệu quả cao
Cách 1: Tắm muối
Đầu tiên, cách ly cá bị bệnh ra khỏi cái hồ chính để ngăn lây lan.
Tiến hành tắm muối với liều lượng khoảng 5-6kg muối cho mỗi khối nước 1m3 trong khoảng 5 phút. Thực hiện tắm này 1-2 lần mỗi ngày trong suốt 4 ngày liên tiếp.
Cách 2: Sử dụng thuốc trị ký sinh trùng
Sử dụng thuốc Praziquantel với liều lượng khoảng 10g cho mỗi 1.5kg thức ăn của cá. Hòa thuốc vào nước và trộn đều với thức ăn
Cho cá ăn hỗn hợp này trong khoảng 3-5 ngày
Bạn nên cách ly những chú cá bị nhiễm bệnh ra bể riêng để xử lý
Cách 3: Dùng thuốc chống vi khuẩn
Sử dụng thuốc Melafix với liều lượng khoảng 5ml cho mỗi 190l nước trong hồ cá
Tiếp tục sử dụng thuốc này trong suốt 7 ngày
Cách 4: Sử dụng thuốc kháng sinh
Kết hợp tắm muối với thuốc kháng sinh cho cá koi. Pha liều lượng đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất
Lưu ý: Trong quá trình điều trị, quan trọng phải cách ly cá bệnh ra khỏi đàn cá khác, thay đổi nước trong hồ hàng ngày (khoảng 30%), nâng nhiệt độ nước lên khoảng 30°C để tạo điều kiện thuận lợi cho cá phục hồi và đồng thời ngăn ngừa lây lan bệnh.
Việc cách ly cá bệnh sẽ giúp hạn chế sự lây lan bệnh ra cả đàn
Làm thế nào để phòng tránh hiện tượng cá koi bị xù vảy?
Cá koi bị xù vảy hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bạn thường xuyên theo dõi sức khỏe những chú koi của mình, kịp thời phát hiện những điều bất thường và cách ly xử lý kịp thời tránh gây hậu quả không mong muốn.
Thay nước định kỳ để duy trì môi trường sạch sẽ và tươi mới cho cá
Khử trùng hồ/bể và hệ thống lọc nước theo định kỳ
Xây dựng hồ/bể cá với hệ thống lọc nước có công suất phù hợp và đảm bảo hoạt động hiệu quả
Kiểm tra chất lượng nước thường xuyên, bao gồm nồng độ pH, nitrit, nitrat và các chất cặn khác
Cho cá Koi ăn một lượng thức ăn vừa đủ, tránh để thức ăn dư thừa làm tạo điều kiện cho vi khuẩn và bệnh lý phát triển
Sử dụng thức ăn chất lượng, bao gồm protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Các thương hiệu thức ăn uy tín như cám Hikary Daily, Mega Balance, Mega Jumbo là lựa chọn tốt
Bổ sung vitamin C và men vi sinh vào hồ/bể để tăng sức đề kháng cho cá Koi
Trộn kháng sinh vào thức ăn cá Koi vào thời điểm chuyển mùa để đề phòng bệnh
Chọn cá Koi từ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo chúng có sức khỏe tốt
Trước khi thêm cá mới vào hồ/bể, hãy cách ly và kiểm tra cá mới trong một bể riêng trong khoảng 3-4 tuần để đảm bảo chúng không mang bệnh vào hồ/bể
Dọn dẹp và khử trùng hồ/bể vào mùa thu, sử dụng thiết bị sưởi ấm vào mùa đông, và cung cấp thức ăn dinh dưỡng cao vào mùa hè để giảm nguy cơ bệnh Dropsy xù vảy, đặc biệt là trước khi mùa xuân đến.
Cá koi bị xù vảy hay mắc phải các căn bệnh khác đều là những chuyện ngoài ý muốn. Nếu có thể, hãy tiến hành các biện pháp phòng ngừa để chúng không xảy ra, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cá koi.
Để sở hữu một hồ Koi đẹp cho không gian sống của gia đình bạn với mức giá phải chăng, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0912 879 919 – 097 555 9193 để có tư vấn và báo giá chi tiết nhất.
Xem thêm những kiến thức thú vị về cảnh quan sân vườn và hồ KoiTẠI ĐÂY
Xem thêm những thiết kế tuyệt tác của Koji LandscapeTẠI ĐÂY
Bị rận cắn là tình trạng cá Koi xuất hiện các vết lạ màu đen hoặc nâu trên thân cá. Bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách
Cá ngứa, cá cọ mình vào thành bể là một dấu hiệu nghiêm trọng báo hiệu một loại bệnh của cá Koi. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh cá ngứa mình. Mỗi nguyên nhân sẽ có một biện pháp điều trị phù hợp.
Hiện nay mô hình nhà hàng sân vườn càng ngày càng được ưa chuộng nhờ biết cách chọn lọc và phối hợp các yếu tố tự nhiên khác nhau để tạo nên một không gian đẹp, trong lành và thoáng đãng. Mang đến nhữ
Bị rận cắn là tình trạng cá Koi xuất hiện các vết lạ màu đen hoặc nâu trên thân cá. Bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách
Cá ngứa, cá cọ mình vào thành bể là một dấu hiệu nghiêm trọng báo hiệu một loại bệnh của cá Koi. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh cá ngứa mình. Mỗi nguyên nhân sẽ có một biện pháp điều trị phù hợp.