Hiện nay, điều trị bệnh nhiễm sán ở cá koi đang rất phổ biến chúng xuất hiện ở mọi môi trường sống của đàn cá. Với những người mới nuôi chưa có kinh nghiệm có thể sẽ gặp khó khăn.
Cách điều trị cá koi nhiễm sán
Khi cá bị nhiễm sán, chúng thường thải ra các chất độc hại cho cơ thể cá, lâu ngày có thể khiến toàn bộ đàn koi chết hàng loạt. Tuy nhiên nó có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu bạn phát hiện sớm với một số biện pháp sau:
Dùng thuốc Praziquante: Bạn có thể ứng dụng hai liều: Ngâm praziquantel liều lượng 2g/1m3, đánh 2 liều cách nhau 2 ngày, chú ý trước khi đánh thay nước 20%; Trộn thuốc vào thức ăn, liều lượng 50 – 75 mg/kg thức ăn cho ăn liên tục 4 – 6 ngày,
Dùng thuốc Nova – Parasite: Trộn với thức ăn theo liều 1 kg thuốc với 300 kg thức ăn cho ăn 1 lần/ngày (buổi sáng), liên tục 3 – 5 ngày.
Bổ sung thêm Vitamin Cgiúp cá có khả năng chống lại bệnh tật, nâng cao sức đề kháng và duy trì sức khỏe tốt hơn.
khi cá nhiễm sán quan trọng là phải thường xuyên quan tâm và chú ý chăm sóc
Cá nhiễm sán có những biểu hiện gì?
Sán ký sinh chủ yếu trên da và mang của cá, khi kí sinh chúng dùng móc bám chặt vào cơ thể cá tiết ra những loại chất làm phá hoại cơ thể với những biểu hiện thường gặp như sau:
Xuất hiện các vết viêm nhiễm trên da, thậm chí gây thủng mang cá
Co giật do ngứa mình, hay nhảy khỏi mặt nước hoặc cọ mình vào thành và đáy hồ
Có những con sẽ nằm dưới đáy ao, một số nổi lên mặt nước để lấy thêm không khí
Những con bị nhiễm nặng mất khả năng bơi lội, bơi ngửa hoặc bị chết
Nếu không được điều trị sớm sẽ khiến cá chết
Nguyên nhân cá koi bị nhiễm sán
Chất lượng nguồn nước: Khi nguồn nước không đủ sạch và không đảm bảo vệ sinh, nó có thể chứa các vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh cho cá
Mật độ cá quá cao: Nếu số lượng cá được quá đông đúc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bệnh từ cá bị nhiễm sán sang cá khác
Hệ thống xử lý nước không đảm bảo: Hệ thống lọc hồ cá không duy trì đúng và ổn định chất lượng hiệu suất lọc kỹ thuật cũng có thể làm gia tăng rủi ro mắc bệnh của đàn cá
Chất cặn bẩn tồn đọng: Rêu tảo và cặn bẩn còn sót lại trong hồ dễ làm tăng nguy cơ nhiễm sán
Sức đề kháng của đàn koi suy yếu: Sức khỏe của đàn koi dễ bì tác động bởi nhiều yếu tố như nhiệt độ, nồng độ oxy, pH,... nên sẽ dễ mắc bệnh hơn
Sức khỏe cá giống không tốt: Cá giống khi mới mua về cần cách ly khoảng 2 tuần để theo dõi và chữa trị những dấu hiệu sức khỏe bất thường nếu có
Sán cá được soi dưới kính hiển vi
Một số biện pháp phòng nhiễm sán cho cá koi
Để đàn koi của bạn có thể sinh trưởng khỏe mạnh, bạn nên thường xuyên kiểm tra hồ và tham khảo một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả dựa trên kinh nghiệm của đội ngũ Kojinhư sau:
Nên mua cá giống khỏe mạnh tại các cơ sở cung cấp cá giống uy tín
Cá mới phải được cách ly khoảng 2 tuần nhằm phát hiện và xử lý hết bệnh nếu có
Sau khi thả giống nên tẩy giun sán cho cá (liều lượng theo nhà sản xuất), sau đó duy trì tẩy giun sán định kỳ 1 tháng/lần
Không cho cá Koi ăn quá nhiều, chỉ nên duy trì 3 bữa/ngày. Chú ý bổ sung vitamin C trong mỗi bữa để tăng cường miễn dịch
Chỉ nên nuôi cá koi với mật độ vừa phải 30 – 50 con/m2, tránh cạnh tranh nguồn oxy, thức ăn, ảnh hưởng chất lượng nước,...
Định kỳ vệ sinh và thay nước hồ (20 ngày/lần), mỗi lần thay khoảng 20 - 30% thể tích nước
Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước ít nhất là mỗi tuần để theo dõi các chỉ số như nồng độ oxy, pH, nhiệt độ,...
Đảm bảo hệ thống lọc hiệu quả để duy trì nước trong hồ luôn trong tình trạng tốt
Thường xuyên làm sạch thiết bị và phụ kiện trong hồ/bể như đá, đồ trang trí,.... giúp ngăn ngừa sự tích tụ của các cặn bẩn và vi khuẩn có thể gây hại cho cá
Cách ly kịp thời những con có dấu hiệu nhiễm sán để can thiệp chữa trị kịp thời
Để duy trì sức khỏe cho cá Koi, bạn nên chủ động phòng ngừa ngay từ ban đầu
Với chia sẻ củaKoji Landscape về kinh nghiệm trị bệnh nhiễm sán ở cá koi hy vọng sẽ hỗ trợ quý khách được cách xử lý điều trị cho đàn cá của mình.
Để sở hữu một hồ Koi đẹp cho không gian sống của gia đình bạn với mức giá phải chăng, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline0912 879 919 – 097 555 9193 để có tư vấn và báo giá chi tiết nhất.
Bị rận cắn là tình trạng cá Koi xuất hiện các vết lạ màu đen hoặc nâu trên thân cá. Bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách
Cá ngứa, cá cọ mình vào thành bể là một dấu hiệu nghiêm trọng báo hiệu một loại bệnh của cá Koi. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh cá ngứa mình. Mỗi nguyên nhân sẽ có một biện pháp điều trị phù hợp.
Hiện nay mô hình nhà hàng sân vườn càng ngày càng được ưa chuộng nhờ biết cách chọn lọc và phối hợp các yếu tố tự nhiên khác nhau để tạo nên một không gian đẹp, trong lành và thoáng đãng. Mang đến nhữ
Bị rận cắn là tình trạng cá Koi xuất hiện các vết lạ màu đen hoặc nâu trên thân cá. Bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách
Cá ngứa, cá cọ mình vào thành bể là một dấu hiệu nghiêm trọng báo hiệu một loại bệnh của cá Koi. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh cá ngứa mình. Mỗi nguyên nhân sẽ có một biện pháp điều trị phù hợp.