Một hồ cá Koi đẹp đạt chuẩn không chỉ đẹp về mặt thẩm mỹ mà còn cần có hệ thống lọc chuẩn và chất lượng. Trong đó, hệ thống thùng lọc hồ cá Koi 3 thùng rời là thiết bị không thể thiếu. Vậy nguyên lý hoạt động và cách lắp đặt hệ thống lọc 3 thùng rời như thế nào? Koji Landscape sẽ hướng dẫn bạn cách tự làm bộ lọc hồ cá Koi tại nhà đơn giản, hiệu quả và chi tiết nhất!
1. Giới thiệu về bộ lọc hồ cá Koi
1.1. Đặc điểm bộ lọc nhựa 3 thùng rời
Bộ lọc hồ cá rất quan trọng đối với sự phát triển của cá cảnh trong bể cá Koi:
- Tạo điều kiện sống chất lượng cao nhất cho cá.
- Đáp ứng yêu cầu của hệ thống vi sinh để xử lý chất gây ô nhiễm, tuần hoàn, trao đổi nước và xử lý chất thải.
- Thúc đẩy quá trình tuần hoàn, trao đổi chất và vệ sinh môi trường sống của cá koi. Nếu môi trường nước của cá Koi không theo chu kỳ và không thay nước liên tục rất dễ dẫn đến khả năng nhiễm bẩn, dẫn đến thiếu oxy trong nước khiến cá mắc bệnh.
- Tạo dòng điện tuần hoàn cho bể cá để tạo ra oxy và các vi sinh vật có lợi. Đồng thời giúp hấp thụ các chất hữu cơ và biến chất đó thành nước.
Hệ thống thùng lọc hồ cá Koi 3 thùng rời được hiểu đơn giản là sử dụng 3 thùng nhựa chứa vật liệu lọc. Đường ống nhựa kết nối giữa các thùng với nhau để nguồn nước chảy qua được.
Nguồn nước đưa lần lượt vào từng thùng, từ 1 đến 3. Mỗi thùng chứa các vật liệu lọc hồ cá Koi để loại bỏ chất thải của cá Koi, cặn bẩn, chất độc…để làm sạch nguồn nước xả ra hồ Koi. Hiện nay có 3 loại bộ lọc thùng nhựa rời phổ biến: lọc cơ học, lọc sinh học và lọc hóa học.
Bộ lọc nhựa ba thùng rời
1.2. Ưu điểm của bộ lọc nhựa 3 thùng rời so với các loại bộ lọc khác
Việc tự làm bộ lọc thùng nhựa rời giúp người nuôi tiết kiệm chi phí, tùy chỉnh theo nhu cầu, dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng.
2. Nguyên lý hoạt động của bộ lọc thùng nhựa rời
Giải thích nguyên lý từng loại lọc (cơ học, sinh học, hóa học)
Nguồn nước đi lần lượt từ thùng 1 đến thùng 3. Mỗi thùng có chứa vật liệu lọc để làm sạch nước. Nguyên lý hoạt động thùng lọc hồ cá Koi 3 thùng rời cụ thể như sau:
- Thùng lọc thứ nhất: Nước từ hồ cá Koi chảy vào thùng đầu tiên. Vật liệu lọc trong thùng đầu tiên sẽ xử lý chất thải của cá, cặn, chất bẩn…Vật liệu lọc ở thùng 1 thường được sử dụng là chổi lọc, bùi nhùi Jmat, bông lọc.
- Thùng lọc thứ hai: Sử dụng đường ống nhựa liên kết thùng 1 và thùng 2 để tạo bộ sủi khí oxy cho vi sinh vật và nước chảy qua 2 thùng. Một vài vật liệu lọc đặt trong thùng 2 là bóng nhựa bioball, sứ lọc, gốm lọc. Thùng lọc thứ 2 giữ lại các chất bẩn, cặn còn sót lại mà thùng 1 chưa lọc hết. Ngoài ra thùng lọc thứ 2 còn có tác dụng lọc sinh học, tức là sản sinh ra vi sinh vật có lợi cho cá Koi.
- Thùng lọc thứ ba: Thùng lọc thứ ba chủ yếu lọc chất độc, kim loại nặng trong nước. Vật liệu lọc được sử dụng thường là than hoạt tính, cát thạch anh…
>> Xem thêm: Chi tiết bộ lọc nước hồ cá Koi cho hồ cá luôn khỏe mạnh.
3. Hướng dẫn chi tiết tự làm bộ lọc thùng nhựa rời
3.1. Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ
Lựa chọn vật liệu lọc đúng và dụng cụ lắp đặt phù hợp là cực kì quan trọng, ảnh hưởng tới cả hệ thống lọc hồ cá Koi. Quý khách hàng cần chuẩn bị:
- Thùng nhựa (kích thước phù hợp với thể tích hồ)
- Vật liệu lọc (bông lọc, than hoạt tính, sứ lọc, nham thạch,...)
- Máy bơm
- Ống nước, co nối, van,...
>>Xem thêm: Mách bạn 11 vật liệu lọc bể cá thông dụng được nhiều người sử dụng.
Hình ảnh minh họa
3.2. Các bước thực hiện
Đầu tiên, bạn phải tính toán kỹ hệ thống lọc phù hợp với thể tích hồ cá Koi. Hệ thống lọc lý tưởng là chứa nước bằng ⅓ thể tích hồ cá. Sau khi chuẩn bị 3 thùng phuy nhựa có thể tích tương ứng, ống nước, máy khoan cầm tay, các vật liệu lọc… bạn đọc làm theo các bước làm 3 thùng lọc rời hồ cá Koi:
- Dùng máy khoan cầm tay khoan 3 lỗ ở mỗi thùng phuy nhựa. Một lỗ ở thành để tạo xả tràn trên, một lỗ để kết nối ống nhựa với thùng tiếp theo, một lỗ ở đáy để xả cặn bẩn lắng ở đáy thùng.
- Dưới phần đáy bên trong mỗi thùng tạo 1 khoảng trống để chứa vật liệu lọc. Khoảng trống này để chứa các chất bẩn, phân cá lắng xuống và đi qua lỗ xả đã khoan ở đáy.
Một số vật liệu lọc
- Đặt vật liệu lọc vào từng thùng lọc:
- Thùng 1 nhận nước từ hồ chính qua đường hút đáy và hút mặt, có tác dụng như một thùng lắng phân, cặn bã, chất thải từ hồ chính: sử dụng chổi lọc để ngăn chặn phân cá, chất thải lơ lửng trong nước.
- Thùng 2 thêm những đoạn ống nhựa dưới đáy để đặt bộ sủi oxi tạo vi sinh, đồng thời làm giá đỡ cho các vật liệu lọc, tạo khoảng trống lưu thông nước: dùng bùi nhùi Jmat để lọc những chất bẩn, cặn nhỏ li ti mà chổi lọc chưa lọc được.
- Thùng 3 chưa máy bơm trả nước về hồ nuôi: nên dùng matrix, hạt lọc Kaldnes, sứ lọc…để loại bỏ chất độc, kim loại nặng và tạo ra tối đa vi sinh vật có lợi cho hồ cá Koi.
>> Xem thêm: Hướng dẫn làm bộ lọc nước hồ cá đúng cách bạn cần phải biết.
4. Các lưu ý quan trọng khi làm bộ lọc
Để đảm bảo hệ lọc 3 thùng rời hoạt động tốt và lâu bền thì bạn cần mua thùng lọc có chất lượng tốt, lưu ý như sau:
- Nên mua thùng phuy nhựa hoặc tank làm bằng chất liệu nhựa cứng. Nhựa cứng có ưu điểm khá nhẹ, di chuyển dễ dàng và dễ vệ sinh.
- Không nên chọn thùng phuy làm từ chất liệu sắt vì nặng, khó di chuyển và lắp đặt. Sau một thời gian ngắn sử dụng chúng còn bị rỉ sắt, gây độc hại cho nguồn nước xả vào hồ cá Koi.
- Chọn thùng phuy nhựa đáy bằng phẳng, không nhấp nhô. Thân thùng không móp méo, nứt vỡ.
- Chọn thùng/ tank có nắp đậy để đảm bảo vệ sinh, nước được lọc tốt hơn. Bên cạnh đó, nắp đậy giúp che đi các vật liệu lọc cũng như hệ thống lắp đặt bên trong thùng, đảm bảo tính thẩm mỹ.
>>Xem thêm: Kinh nghiệm lắp đặt bộ lọc hồ cá Koi.
KẾT LUẬN
Hy vọng với những thông tin hướng dẫn tự làm bộ lọc nhựa 3 thùng rời mà Koji vừa chia sẻ, quý khách hàng có thể áp dụng để tự lắp đặt bộ lọc tại nhà. Để hiểu thêm về cá Koi Goshiki cũng như cách làm các thiết bị nuôi cá khoa học, chuẩn Nhật, hãy liên hệ với chúng tôi quá số Hotline trên Website. Đội ngũ tư vấn viên luôn sẵn sàng chào đón bạn!