Ngày đăng: 08/10/2023 08:43 Cập nhật: 10/04/2024 16:33
Làm trong nước hồ cá ngoài trời là việc làm cần thiết mà bất kỳ ai cũng nên thực hiện. Không chỉ thực hiện khi nước bên trong hồ cá chuyển màu xanh hay đục mà cần phải thực hiện một cách định kỳ. Bởi nó sẽ tác động trực tiếp tới sự phát triển của đàn cá. Một môi trường sống sạch sẽ, ít đục bẩn sẽ giúp cá phát triển tốt, hạn chế sự xuất hiện của các vi khuẩn gây hại.
Xử lý nước hồ cá ngoài trời còn làm giảm thành phần sản phẩm Nitrogenous - nhóm chất gây hại cho cá. Thay đổi nước hay làm trong nước hồ cá sẽ giúp chúng ta khử sạch mùi hôi tanh trong hồ cá. Nước trong có tác dụng hạn chế tình trạng tán xạ, khúc xạ, tạo môi trường sống lý tưởng để cá phát triển. Làm trong nước hồ cá ngoài trời còn giúp bạn dễ dàng quan sát số lượng, sức khỏe đàn cá và tăng giá trị thẩm mỹ cho không gian tiểu cảnh hồ cá.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho nước hồ cá ngoài trời bị xanh hay vẩn đục, trong đó phổ biến và hay gặp nhất đó là:
Hệ thống lọc nước hồ cá là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới màu sắc, chất lượng nước của hồ cá. Một hồ cá ngoài trời muốn trong sạch thì không thể không có hệ thống lọc. Trường hợp đã có hệ thống lọc nhưng hồ cá vẫn gặp phải tình trạng nước chuyển màu xanh, vẩn đục thì có thể là do:
Thiết bị hoạt động không đủ công suất
Sử dụng thiết bị, nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng
Quá trình lắp đặt hệ thống chưa đạt chuẩn
Những người mới chơi cá cảnh đều muốn hồ cá của mình có thật nhiều loại cá và có thói quen nuôi cá với số lượng dày đặc. Điều này là không hề tốt! Mật độ cá nuôi trong hồ quá nhiều sẽ khiến cá chậm phát triển, những chú cả nhỏ, yếu hơn không thể tranh nguồn thức ăn dễ bị gầy yếu; lâu dần sẽ có thể làm chết cá.
Lắng đọng thức ăn thừa cũng là nguyên nhân khiến nước hồ cá ngoài trời bị xanh, vẩn đục. Việc cho cá ăn quá nhiều cùng một lúc sẽ khiến cho thức ăn dư thừa, chỉ có khoảng 60 - 70% lượng thức ăn được cá hấp thụ. Phần còn lại sẽ lắng đọng xuống hồ, gây ô nhiễm nước, tạo cơ hội cho rêu, tảo phát triển.
Trồng cây, làm tiểu cảnh xung quanh hồ cá ngoài trời sẽ giúp hồ cá trở nên đẹp mắt, hài hòa hơn nhưng lá cây, thực vật chết rất dễ rơi xuống hồ. Quá trình phân thủy của chúng tạo ra bùn, cặn ở khu vực đáy hồ hay lơ lửng trong nước. Và đây chính là một môi trường tốt để vi khuẩn có hại phát triển mạnh làm ảnh hưởng tới chất lượng nước trong hồ cá.
Số lượng cá nuôi trong hồ quá lớn dẫn tới chất thải phát sinh cũng nhiều hơn nên ảnh hưởng tới khả năng làm sạch của hệ thống lọc. Chất thải của cá như nước tiểu, dịch nhờn, phân,....không được xử lý kịp thời và triệt để gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của cá và hệ sinh thái trong hồ.
Một phần nguyên nhân khác đó là do đáy hồ có độ dốc không phù hợp khiến cho việc thu gom chất thải, vệ sinh gặp nhiều khó khăn và không được xử lý một cách triệt để.
Ánh sáng là nguồn dinh dưỡng để thực vật phát triển trong đó có rêu, tảo. Việc ánh sáng chiếu vào hồ cá quá nhiều cũng tạo điều kiện để rêu tảo phát triển và lan nhanh. Từ đó, khiến cho nước hồ cá ngoài trời bị xanh, vẩn đục.
Một số lý do đó là:
Thiết kế sau hoặc thi công sai hồ cá ngoài trời
Tay nghề thợ thi công yếu, làm cẩu thả
Hồ cá không được chống thấm hoặc chống thấm sai cách
Đa số trường hợp này xảy ra do đội thợ thi công thiếu chuyên nghiệp, chưa biết cách xử lý chống thấm hồ cá tốt nhất.
Khi thấy nước hồ cá ngoài trời bị xanh, vẩn đục bạn cần phải xử lý ngay lập tức để không làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cá nhất là khi hồ cá ngoài trời của bạn là loài cá koi. Dưới đây là một số cách xử lý nước hồ cá ngoài trời mà bạn có thể áp dụng “ngay và luôn”:
Lựa chọn máy lọc nước và hệ thống lọc phù hợp với thể tích của bể. Không nên lựa chọn máy lọc quá nhỏ so với bể sẽ không lọc hết được cặn bã trong hồ cá. Máy lọc nước sẽ giúp dọn sạch phân cá, thức ăn dư thừa và bụi bẩn giúp nước trong và hạn chế rêu tảo phát triển.
Hiện nay, phổ biến có các loại lọc đó là lọc sinh học, lọc cơ học và lọc hóa học. Trong đó lọc sinh học được ưu tiên lựa chọn hơn cả vì hiện đại, an toàn, có thể xử lý được các chất độc như Nitrat và Amonia - chất thải nguy hiểm của cá.
Có thể nói, đây là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để cải tạo nguồn nước tức thì. Việc thay nước trong hồ cá sẽ giúp bạn loại bỏ triệt để các loại tạp chất như nền hồ bị bẩn, cây thủy sinh bị thối, thức ăn cá dư thừa, phân cá,....
Giải pháp này giúp làm trong nước hồ cá ngoài trời nhanh chóng, hiệu quả và không tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng biện pháp này khi muốn làm trong nước hồ cá koi, sẽ làm hệ sinh thái trong hồ bị thay đổi đột ngột gây mất cân bằng và hậu quả là làm hại các thực vật thủy sinh cũng như cá trong môi trường nước.
Thời gian ăn của các loài cá cảnh chỉ trong vài phút nên bạn có thể chia thành nhiều lần ăn trong ngày. Kinh nghiệm cho cá ăn hiệu quả nhất đó là chia cho cá ăn từng chút một, quan sát phản ứng của cá đối với thức ăn. Khi nào cá ăn hết thì mới cho ăn lần tiếp theo.
Chỉ nên cho cá ăn 2 lần/ ngày với lượng thức ăn vừa đủ để cá có thể ăn hết trong vòng từ 2-5 phút. Thời điểm cho cá ăn phù hợp nhất đó là vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát. Hãy cho cá ăn theo một khung giờ nhất định, tránh tình trạng cho cá ăn thất thường.
Cách giải quyết nhanh chóng và hiệu quả nhất lượng ánh sáng dư thừa đó chính là che bớt một phần ánh sáng cho hồ cá. Tùy theo không gian, điều kiện tài chính của gia đình mà bạn lựa chọn loại mái che phù hợp. Đơn giải nhất là sử dụng các loại lưới che nắng, các loại vải bạt vừa có viện dụng vừa tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, bạn có thể trồng thêm cây bóng mát ít rụng lá.
Nuôi cá dọn bể là một trong những biện pháp cải thiện nước hồ cá ngoài trời bị xanh, vẩn đục. Loài cá này giúp loại bỏ cặn bẩn, thức ăn dư thừa trong hồ cá ngay cả những vị trí ngóc ngách nhỏ mà không làm ảnh hưởng tới các loài cá khác trong hồ. Nuôi cá dọn bể không chỉ giúp tăng số lượng cá trong hồ mà còn giúp hồ luôn sạch sẽ.
Cây thủy sinh không chỉ tô điểm thêm cho hồ cá mà còn tạo ra một cảnh quan, sân chơi và môi trường tự nhiên nhất là các chú cá. Một số loài cây thủy sinh bạn có thể lựa chọn như trân châu, cỏ ngưu, xương cá, thủy cúc,....Các loài cây này không chỉ loại bỏ nitrat khỏi nước mà còn giúp cải thiện chất nước nước; kìm hãm sự triển của rong rêu, tảo - nguyên nhân khiến cho hồ cá bị vẩn đục.
Ngoài việc thay nước định kỳ bạn cần phải kiểm tra, bảo dưỡng hồ cá thường xuyên hàng tuần, hàng tháng. Các công việc cần thực hiện đó là:
Cấp nước mới cho vận hành tràn liên tục dưới 10% dung tích bể chứa.
Thường xuyên kiểm tra vào vớt lá cây trôi nổi hay lơ lửng trong hồ.
Xả cặn tại khoang đầu tiên của hệ lọc hàng tuần. Thực hiện xả cặn bằng cách mở van xả cặn trong khoảng 3-5 phút dựa theo thể tích hồ.
Sau 2 tháng cần phải kiểm tra vệ sinh các máy bơm để đảm bảo không bị tắc do rác hoặc các vật cản khác.
Hệ vi sinh có vai trò quan trọng cho hồ cá ngoài trời, chúng ăn và trao đổi chất ngay trong nước. Vi sinh được chia làm 2 loại đó là tự dưỡng (Chemoautotrophic – nguồn thức ăn là tạp chất vô cơ) và dị dưỡng (Heterotrophic – nguồn thức ăn là tạp chất hữu cơ)
Hệ vi sinh này phát triển tốt sẽ đảm bảo chất lượng nước trong hồ cá đạt chuẩn, hỗ trợ lọc nước, khử mùi tanh trước nước. Đồng thời, còn có thể loại bỏ một số chất độc hại, rong rêu, tảo trong nước.
Cơ chế hoạt động và cách đặt đèn UV như sau:
Tia UV sẽ tiêu diệt mạnh nhất tại các vùng có bước sóng từ 280 - 200mm. Loại tia này hoạt động mạnh mẽ trên Nucleo Protein giúp diệt vi khuẩn trong nước. Nhờ tác dụng của tia UV, không khí sẽ sản sinh ra nhiều Ozon để làm tăng khả năng diệt trừ vi khuẩn.
Bạn có thể thả trực tiếp các loại đèn UV vào trong hồ nước hoặc đặt vào ngay ở ngăn lắng ở hệ thống lọc để tăng hiệu quả lọc nước.
Hồ cá bị nứt, khả năng chống thấm nước kém không quá phổ biến nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất nước trong hồ cá. Các gia chủ nên tìm đến các đơn vị uy tín để đánh giá mức độ hư hại và tác động, từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời.
Các đơn vị thi công, cải tạo khuyến cáo gia chủ sử dụng các loại sơn chống thấm màu đen thay vì ốp gạch lát hay sơn màu sáng. Điều này sẽ giúp hạn chế rong rêu, tảo phát triển; làm nổi bật màu sắc của các chú cá có trong hồ.
Các loại chế phẩm sinh học dùng trong việc nuôi cá cảnh đó là Bionaqua, Extra Bio, Emina, Emzeo,....Những loại chế phẩm sinh học này rất an toàn, không gây hại cho cá. Các công dụng đó là:
Làm giảm mùi tanh hôi, phân hủy chất hữu cơ
Làm sạch nước trong bể cá – làm trong nước
Xử lý nước hồ cá bị xanh, vẩn đục, bị váng
Ức chế và tiêu diệt rong rêu, tảo và các vi sinh vật gây bệnh
Phòng chống các bệnh về nấm cho cá
Cung cấp dưỡng chất cho các loại cây thủy sinh
Giảm độc tố: NH3, H2S …
Tăng cường oxy, cải thiện quá trình trao đổi chất của các loại cá trong bể
Đây là việc làm cần phải thực hiện thường xuyên để ngăn chặn tình trạng nước hồ cá ngoài trời bị xanh. Bạn nên vệ sinh hồ cá ngoài trời thường xuyên, sử dụng vợt vớt lá hay các dụng cụ chuyên dụng để hạn chế các chất cặn bẩn làm ảnh hưởng tới màu sắc của nước trong hồ cá cảnh. Điều này sẽ giúp loại bỏ tạp chất, rong rêu,....giúp cá sinh trưởng tốt.
Khi làm trong nước hồ cá ngoài trời bạn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:
Tránh thay nước hồ cá nhiều lần bởi cá cần có môi trường sống ổn định để thích nghi và duy trì sự sống của mình. Không nên thay toàn hộ nước trong hồ cá, chỉ thay từ 50 - 70%
Sử dụng các thiết bị đạt chuẩn, không lên lạm dụng sử dụng quá nhiều
Men vi sinh cần phải sử dụng đúng liều lượng, dựa trên khuyến cáo của đơn vị sản xuất đưa ra.
Tránh vệ sinh lọc cùng ngày với vệ sinh bể thay nước hồ cá
Nên chuyển cá ra khỏi hồ nước để việc cải tạo, sửa chữa chống thấm tiện lợi hơi.
Cá dọn bể không nên thả vào hồ cá ngoài trời quá nhiều có thể ảnh hưởng tới các loài cá khác trong hồ.
Khi kiểm tra, vệ sinh hồ cá nếu thấy cá có dấu hiệu bị bệnh thì cần phải nuôi các con cá này ở hồ riêng để tránh lây lan sang các loại cá khác.
Thiết kế và thi công sân vườn ở Hà Nội
Cây sung: "Thần dược" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ
Cây Phát Tài: "Thần Tài" Xanh Mang Lại Tài Lộc, May Mắn Cho Gia Chủ
Thiết kế và thi công sân thượng
11/07/2024
09/07/2024
07/07/2024
01/07/2024
0912 879 919