Hiện nay cá koi đang được nuôi rất phổ biến ở nước ta, vì chúng sở hữu màu sắc cùng hình dáng khá ấn tượng. Không chỉ mỗi vẻ đẹp mà chúng còn mang tới giá trị phong thủy rất tốt. Nhưng bạn có biết cách để nuôi cá koi nhanh lớn, sinh trưởng và phát triển tốt, ít bệnh tật thì người chơi cần những yêu cầu nào?
Ở bài viết này Koji sẽ hướng dẫn các bạn cách nuôi cá koi nhanh lớn không bị bệnh nhé!
Xem thêm Dịch vụ thi công thiết kế hồ cá Koi bậc nhất
Xem thêm Thiết Kế & Thi Công Sân Vườn Chuyên Nghiệp
Mục Lục Bài Viết
Luôn nổi bật với những màu sắc rực rỡ, hình dáng body đặc biệt cá koi đã khiến không ít người chơi phải bỏ thời gian để nghiên cứu và đem được chúng về nhà nuôi. Loài cá này còn có những đặc điểm thú vị sau đây:
Nếu được chăm sóc thật tốt thì cá Koi có thể sống trung bình từ 25 đến 35 năm. Tuy nhiên có một vài trường hợp cá Koi có tuổi thọ hơn 200 năm. Con cá koi được ghi nhận có tuổi thọ cao nhất có tên là Hanako sinh năm 1791 và qua đời năm 1977, thọ 226 tuổi.
Cá koi Nhật Bản và cá koi “nội địa” cũng có sự khác nhau về tuổi thọ và tùy theo từng loại khác nhau. Tuy nhiên, tuổi thọ của cá Koi thực sự phụ thuộc vào việc chủ sở hữu chăm sóc nó tốt như thế nào, nếu bạn cho cá koi của mình một chế độ ăn cân bằng hợp lý và đảm bảo môi trường sống của cá được chăm sóc tốt, cá của bạn sẽ có một cuộc sống lâu dài và hạnh phúc cho dù nó đến từ đâu.
Theo thống kê hiện nay có khoảng 24 loại giống cá koi được ghi nhận chính thức. Mỗi loại sẽ sở hữu các màu sắc cũng như đặc điểm nhận dạng khác nhau.
Cá Koi được xác nhận là có chiều dài lên tới 2m (6 ft) và chúng có thể sống tới 230 năm và được xếp vào loài có kích thước lớn. Nếu được nuôi ở hồ đến năm thứ 8 chúng đã có thể sở hữu chiều dài đến 1m, còn với môi trường sống tốt và thuận lợi hơn nữa, chúng có thể tăng thêm từ 50 – 150mm mỗi năm.
Có một điều đặc biệt mà chỉ cá koi Nhật có đó là màu đỏ chót như đỏ máu và đỏ ớt còn tất cả các loại Koi khác chỉ có màu đỏ cam hay cam, còn những dòng nơi khác thì màu nhạt hơn và thân hình đẹp hơn.
Thức ăn của cá koi sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển như sau:
Lúc mới nở: Giai đoạn này cơ thể của cá koi còn yếu nên chúng tự nuôi dưỡng cơ thể bằng cách ăn noãn hoàng. Thời gian tiếp theo chúng bắt đầu thay đổi một chút, chuyển sang các loại thức ăn khác như bobo, các sinh vật phù du, lòng đỏ trứng chín hay có thể ăn bột đậu nành pha loãng trong nước…
Giai đoạn cá koi cứng cáp hơn: Chúng sẽ chuyển dần sang ăn các loại động vật nhỏ khác như giun, loăng quăng,…
Khi được một tháng tuổi: Lúc này nuôi cá koi nhanh lớn hơn chút và chúng có thể ăn các loại động vật lớn hơn chút như giun, ốc hoặc ấu trùng sinh sống ở hồ.
Cá koi ở giai đoạn trưởng thành: Chúng còn có thể ăn đa dạng thực phẩm như cám, bã đậu, phân xanh, thóc lép, thức ăn dạng viên đã được chế biến sẵn.
Lưu ý : Cá koi là loài ăn tạp, dễ ăn, thế nhưng không nên cho cá ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hình dáng cũng như màu sắc của cá sau này.
Cá koi thường sống theo bầy đàn, thường đẻ vào ban đêm và sáng sớm. Cá đực giao phối bằng cách phun tinh dịch lên trứng. Khi đẻ, con đực luôn bám đuôi và thúc vào hông cũng như phần bụng cá cái. Một lần, cá koi cái có thể đẻ lên tới hàng trăm trứng vào mùa sinh sản. Tuy nhiên, những con cá khác lại ăn trứng không phải của mình, nên bạn phải biết cách nuôi cá koi sinh sản để đảm bảo tỷ lệ cá con sống sót.
Trứng thụ tinh sau 24h sẽ thấy mắt đen li ti. Sau 36h đến 48h với nhiệt độ thích hợp thì trứng sẽ nở. Cá mới nở sẽ tự dưỡng bằng noãn sau 3 ngày. Sau khi tiêu thụ hết noãn thì cá koi con có thể ăn được những thức ăn nhỏ và mịn.
Để nuôi cá koi nhanh lớn sinh trưởng và phát triển tốt thì cần rất nhiều yếu tố kĩ thuật và kinh nghiệm nhưng có 4 vấn đề quan trọng và cần được quan tâm nhất đó là:
Muốn cá koi luôn khỏe mạnh thì trước tiên bạn phải chọn được những giống cá tốt. Nếu giống cá mới mua về yếu ớt và xấu bị tróc vảy thì dù bạn có chăm sóc kỹ lưỡng đến mấy, chúng cũng không thể phát triển tốt được.
Để chọn giống cá tốt, lớn nhanh của cá. Cá phải có màu sắc rõ ràng, sắc nét, dáng bơi thẳng, sức khỏe tốt.
Độ sâu của hồ không nên lớn hơn 1,5m nên thiết kế hồ có những khoảng sâu khác nhau. Chiều dài của một chú cá Koi có thể dao động từ 10cm đến tối đa 2m. Vì vậy hồ nuôi cá Koi cần phải được thiết kế dựa trên kích thước của giống giá Koi bạn nuôi. Không nên xây trong một khuôn viên nhỏ vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.
Thành của hồ cá nên có màu sẫm hoặc tối, sau khi xây xong hồ nên ngâm nước để xả và khử trùng cho bể cá.Sau 24 giờ hồ cá được sục khí, bạn tiến hành cấy vi sinh vật có lợi. Rồi sau đó một ngày, bạn có thể thả cá vào bể.
Chất lượng nước phải luôn đảm bảo sạch, nếu bị thay đổi đột ngột cá Koi có thể không kịp thích nghi dẫn đến bị sốc. Môi trường của hồ để nuôi cá koi nhanh lớn phải đạt các điều kiện sau:
Không gian, cảnh quan quanh hồ nên xây bờ (thành) hồ để tiện chăm sóc cá, tránh bị tấn công bởi những con vật nuôi trong nhà thì bạn nên xây bờ hồ cao và xa hơn so với khoảng nước thực thả.
Cho cá ăn vào thời điểm lý tưởng trong ngày là một trong các giải pháp quan trọng tăng cường chất lượng nước ổn định giúp cá koi giảm stress nhằm giảm thiểu nguy cơ cá bị bệnh.
Không nên cho cá ăn vào các thời điểm lượng oxy hòa tan thấp nhất trong hồ koi, ví dụ như không nên cho ăn vào lúc 6-7h sáng hay 6-7h tối vì thời điểm đó lượng oxy hòa tan thấp nhất.
Các giờ cho ăn tốt nhất trong ngày:
Không cho cá ăn quá 3 lần/ngày , trong tình trạng nước mát thì 1 lần/ngày là đủ. Nếu trong thời tiết nóng, cho ăn khoảng 2 lần 1 ngày, tuyệt đối không cho ăn nhiều hơn. Nếu cá cảm thấy đủ thì nó sẽ ngừng, lúc này đừng để thức ăn thừa nổi trên mặt nước.
Thức ăn cho cá Koi tương đối đa dạng, chúng ta có thể tự làm hoặc có thể mua thực phẩm từ những nhà sản xuất uy tín.
Hiện nay, ngoài thức ăn chuyên dùng có thể còn trộn thêm vào thức ăn của Koi các thực phẩm như cam, rau diếp, tôm, sò đã được chế biến, bánh mì nâu… để cung cấp thêm vitamin, chất xơ nhằm tăng sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch và tăng thêm sắc tố đỏ cho Koi. Tăng cường thêm các chất sau để koi phát triển tốt hơn:
Protein: là chất cấu tạo nên tế bào. Chúng tạo ra tế bào máu và bạch cầu, vì vậy thật sự cần thiết cho cá.
Chất béo: là chất rất quan trọng trong chế độ ăn uống để mang năng lượng và vitamin hòa tan cho cá. Chất béo cung cấp một nguồn năng lượng dày đặc.
Carbohydrate: là nguồn năng lượng tức thời cho cá.
Khoáng chất: Nhiều cuộc thảo luận tồn tại về các yêu cầu khoáng chất của cá. Koji khuyên bạn nếu một loại thức ăn có khoáng chất thì nên sử dụng nhiều hơn.
Vitamin: Quan trọng có thể là chất béo hòa tan A, D, E, và K – và vitamin C. Sự thiếu hụt vitamin từ thiếu vitamin là tương đối hiếm trong hai thập kỷ qua. Khi những vitamin này thiếu, nó có thể dẫn đến tổn thương da, mắt, và hệ thần kinh cá.
Nếu môi trường nước xuất hiện rêu tảo, đục bẩn, ô nhiễm sẽ gây cản trở tới quá trình nuôi cá koi nhanh lớn gây ra một số bệnh ngoài da làm giảm sức khỏe cũng như khả năng sinh trưởng phát triển của cá. Bạn có thể tham khảo một số bệnh thường gặp và cách phòng tránh bệnh cho cá koi sau đây:
Đây là bệnh tương đối phổ biến, nó xuất hiện trên thân, đầu cá và lan nhanh sang các bộ phận khác, từ con này sang con khác. Khi phát hiện bệnh người nuôi phải cách ly con bị bệnh ra khỏi hồ để tránh lây lan. Bệnh này sẽ làm cá bị ốm yếu, bơi chậm, lờ đờ,.. Nguyên nhân là do nguồn nước bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh.
Cách xử lý:
Biểu hiện của cá là phần vây đuôi sưng viêm, bong tróc, nặng hơn nữa phần cơ thịt bị hoại từ và thối rữa, gốc vây đuôi ứ máu. Nhiễm trùng vi khuẩn Myxobacteria và nấm mốc là nguyên nhân chính gây ra bệnh này.
Do chất thải của cá tích tụ, không được xử lý gây bùng phát bệnh hay do mật độ nuôi koi dày quá, máy lọc nước không đảm bảo, chất lượng nước kém lý tưởng.
Cách xử lý:
Mắc bệnh sán da, sán mang, cá koi sẽ có biểu hiện như: dáng bơi không thẳng mà lạng lách, thường cựa thân vào đáy hoặc cạnh bể/hồ, co giật do ngứa mình, hay nhảy khỏi mặt nước. Sán hút máu cá gây ghẻ lở, thủng mang cá, nếu không được điều trị sớm sẽ khiến cá chết.
Cách điều trị: Để điều trị bệnh sán da, sán mang bạn có thể sử dụng thuốc praziquantel. Ngâm praziquantel liều lượng 2g/1m3, đánh 2 liều cách nhau 2 ngày, chú ý trước khi đánh thay nước 20%.
Cá koi có những vết thương do va chạm, nhiễm khuẩn sẽ dẫn đến nhiễm trùng và xuất hiện các vết lở loét trên da. Các vết này không sớm được điều trị sẽ khiến cá chết.
Cách điều trị: Bắt cá ra, sử dụng thuốc mê gây mê cho cá, lấy tăm bông thấm thuốc tím đậm hoặc tetra thoa lên các vết loét để sát trùng.
Bệnh xù vảy (Dropsy):
Dấu hiệu dễ nhận thấy khi cá koi mắc bệnh này đó là thân cá sưng lên, mắt lồi ra, vảy cá nâng lên khiến cá có hình dáng như một cái nón thông. Koi sẽ ăn ít và bơi gần mặt nước, nơi có nhiều oxy.
Nguyên nhân là do bị nhiễm vi khuẩn gây chảy máu bên trong hoặc có ký sinh trùng trong cá hoặc khối u trong cá phát triển làm sưng lên.
Cách điều trị: Lấy 5 – 6 kg muối hòa 1 m3 nước, cho cá vào tắm 5 phút. Thực hiện liên tục 3 – 5 ngày.
Cảm ơn các bạn đã đọc những chia sẻ của Koji về cách nuôi cá koi nhanh lớn không bị bệnh. Hy vọng sẽ mang tới cho các bạn những lời khuyên hữu hiệu để xử lý các vấn đề xảy ra khi nuôi cá koi.
Để sở hữu một hồ Koi đẹp cho không gian sống của gia đình bạn với mức giá phải chăng, hãy liên hệ với chúng tôi qua hot line 0912 879 919 – 097 555 9193 để có tư vấn và báo giá chi tiết nhất.
Xem thêm những kiến thức thú vị về cảnh quan sân vườn và hồ Koi TẠI ĐÂY
Xem thêm những thiết kế tuyệt tác của Koji Landscape TẠI ĐÂY
TOP 9 SAI LẦM KHI NUÔI CÁ KOI ĐỂ LẠI HẬU QUẢ KHIẾN TIỀN MẤT TẬT MANG
TÌM HIỂU VỀ CÁ KOI CHAGOI - ĐẶC ĐIỂM, BÍ QUYẾT CHỌN CÁ KOI DẪN ĐÀN
CÁ KOI BỊ CHẾT - NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU VÀ XỬ LÝ CÁ KOI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?
7 YÊU CẦU CƠ BẢN KHI VẼ HỒ CÁ KOI - QUY TRÌNH THIẾT KẾ HỒ CÁ CHUẨN NHẬT
TOP 6 THƯƠNG HIỆU CÁM CÁ KOI TỐT NHẤT 2023 GIÚP TĂNG TRƯỞNG, TĂNG MÀU
9 DẤU HIỆU NGUY HIỂM CẢNH CÁO CÁ KOI MẮC KÝ SINH TRÙNG ĐƠN BÀO COSTIA
08/04/2023
12/10/2020
29/08/2020
26/08/2020
0912 879 919