Cá koi là loại hiền và rất dễ nuôi, khi được sống trong môi trường nước sạch sẽ không nhiễm khuẩn koi sẽ phát triển rất nhanh. Ngược lại, nếu nguồn nước bị ô nhiễm sẽ làm cá koi nhiễm bệnh.
Và một trong số những bệnh phổ biến nhất hiện nay ở cá koi, đó là trị bệnh lở loét nhiễm trùng. Bệnh này không quá nguy hiểm, nhưng nếu để lâu sẽ ảnh hưởng tới mỹ quan cũng như sức khỏe của cả đàn.
Xem thêm Một số bệnh phổ biến của cá Koi
Xem thêm: THIẾT KẾ & THI CÔNG SÂN VƯỜN CHUYÊN NGHIỆP
Mục Lục
Khi cá koi bị lở loét thường có hiểu hiện ngay ra bên ngoài cơ thể, có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Trên thân cá sẽ xuất hiện những đốm đỏ, có những vết loét dưới vây hay cả bên trong mang.
Cá nhiễm trùng sẽ bơi lờ đờ, bơi chậm hay tự tách đàn, không thèm ăn như bình thường có khi chán và bỏ ăn. Màu sắc trên cơ thể cũng bị thay, da bị sẫm màu, các vết mòn sẽ dần lan rộng và sâu thành những vết loét, vẩy bị rụng kèm theo xuất huyết và viêm.
Có những con bị nhiễm nặng không được cách ly để chữa trị phần vết loét sẽ ăn sâu làm cơ thể bị hoại tử nặng. Bình thường viêm loét này đặc biệt nghiêm trọng đối với loài cá vàng nếu không được chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân gây nên bệnh lở loét ở cá koi chủ yếu là do chất lượng nguồn nước trong hồ. Bởi vì, koi là loài có sức khỏe và hệ miễn dịch khá cao có thể chống chịu lại với những loài vi khuẩn có hại ở mức độ thấp.
Nhưng vì do chất lượng nguồn nước quá tệ, kèm theo không được phát hiện sớm để được cách ly chữa trị bệnh lở loét nhiễm trùng nên dẫn tới tình trạng cá nhiễm trùng, lở loét nặng nên bị chết.
Xem thêm Cách chăm sóc cá Koi mùa đông
Bên cạnh đó, cá bị lây nhiễm từ những con cá mới đưa về có ủ mầm bệnh sẵn, không được đưa đi khử trùng diệt khuẩn thả vào hồ cũ nên lây lan sang cho những con cũ trong hồ chưa bị bệnh.
Bệnh lở loét, nhiễm trùng ở cá koi xuất hiện cũng có thể đo nồng độ PH trong nước thấp, hay do nhiệt độ của nước trong hồ quá thấp trong thời gian dài, hệ thống lọc nước không hoạt động tốt hay bị hỏng mà không ai biết.
Cá bị nhiễm trùng còn do va chạm, va đập vào thành bể trong lúc bơi lội, da bị trầy xước mất vảy, gây chảy máu vi khuẩn nấm Aphanomyces invadans lợi dụng vế thương hở xâm nhập được vào và gây nên tình trạng lở loét nhiễm trùng.
Để điều trị bệnh lở loét nhiễm trùng ở cá koi một cách dứt điểm, bạn hãy thực hiện theo những cách sau:
Sử dụng thuốc KanaPlex:
Điều trị bằng thuốc MELAFIX:
Cung cấp các loại thực phẩm có chứa Astaxanthin:
Các nguồn tự nhiên chứa Astaxanthin là tảo, nấm men, cá hồi, nhuyễn thể, tôm. Nó có lợi ích làm tăng cường hệ miễn dịch của cá koi chống lại các vi khuẩn có thể gây loét.
Sử dụng với liều lượng là 25mg, 50mg và 100mg astaxanthin được thêm vào thức ăn hàng ngày của cá koi. Nó giúp hỗ trợ chống lại aeromonas vi khuẩn trong cá chép, những con cá được bổ sung astaxanthin sẽ có tỷ lệ tử vong thấp hơn 10-20% so với nhóm không dùng.
Điều trị trực tiếp các vết thương lở loét:
Bên cạnh đó cần có một số biện pháp để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh lở loét nhiễm trùng ở cá koi:
Trên đây là những chia sẻ của Koji Landscape về cách phòng tránh và trị bệnh lở loét nhiễm trùng ở cá koi. Hy vọng sẽ mang tới cho quý khách những cách xử lý hiệu quả, giúp cho đàn cá koi ở nhà luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.
Để sở hữu một hồ Koi đẹp cho không gian sống của gia đình bạn với mức giá phải chăng, hãy liên hệ với chúng tôi qua hot line 0912 879 919 – 097 555 9193 để có tư vấn và báo giá chi tiết nhất.
Xem thêm những kiến thức thú vị về cảnh quan sân vườn và hồ Koi TẠI ĐÂY
Xem thêm những thiết kế tuyệt tác của Koji Landscape TẠI ĐÂY
TOP 9 SAI LẦM KHI NUÔI CÁ KOI ĐỂ LẠI HẬU QUẢ KHIẾN TIỀN MẤT TẬT MANG
TÌM HIỂU VỀ CÁ KOI CHAGOI - ĐẶC ĐIỂM, BÍ QUYẾT CHỌN CÁ KOI DẪN ĐÀN
CÁ KOI BỊ CHẾT - NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU VÀ XỬ LÝ CÁ KOI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?
7 YÊU CẦU CƠ BẢN KHI VẼ HỒ CÁ KOI - QUY TRÌNH THIẾT KẾ HỒ CÁ CHUẨN NHẬT
TOP 6 THƯƠNG HIỆU CÁM CÁ KOI TỐT NHẤT 2023 GIÚP TĂNG TRƯỞNG, TĂNG MÀU
9 DẤU HIỆU NGUY HIỂM CẢNH CÁO CÁ KOI MẮC KÝ SINH TRÙNG ĐƠN BÀO COSTIA
25/09/2023
24/09/2023
24/09/2023
22/09/2023
0912 879 919