Ngày đăng: 25/01/2024 23:09
White Spot hay còn gọi là Ich là một vấn đề sức khỏe dễ dàng gặp phải ở các giống cá cảnh, cá nước ngọt. Đây vốn là một loại bệnh được gây ra bởi một loại ký sinh trùng và nó có thể ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của sinh vật mắc bệnh. Với giống cá cảnh cao cấp như cá chép Koi cũng không ngoại lệ. Cá Koi cũng là một “con mồi” béo bở của loại ký sinh trùng nguy hiểm này. Vậy Ick là gì? Bệnh ký sinh trùng đốm trắng ở cá Koi có nguy hiểm hay không?
Hãy cùng Koji tìm hiểu ngay trong bài viết này để nắm được thông tin chi tiết về loại bệnh đốm trắng ở cá Koi nhé!
Dù nổi tiếng với giá thành cao và những yêu cầu khắt khe về quy trình chăm sóc nhưng cá Koi vẫn luôn là giống cá cảnh được nhiều người yêu thích. Không chỉ phổ biến ở Nhật Bản mà cá Koi hiện đang xuất hiện trên khắp thế giới. Ngày càng có nhiều người tìm hiểu và lựa chọn giống cá cảnh có màu sắc và vẻ đẹp đặc biệt này để tô điểm thêm thẩm mỹ cho không gian ngôi nhà.
>> Xem thêm: Cách thả cá koi mới mua vào bể không bị chết
Tuy vậy, để nuôi dưỡng và chăm sóc một con cá Koi khỏe mạnh lại chẳng phải điều đơn giản. Giống cá cảnh cao cấp tới từ nHẬT Bản này cũng vô cu8fng đỏng đảnh và khó chiều. Chúng có những yêu cầu vô cùng khắt khe đối với môi trường sống. Bên cạnh đó, nếu không được chăm sóc đầy đủ chúng cũng rất dễ mắc phải các bệnh nguy hiểm.
Một trong những loại bệnh khá phổ biến ở cá Koi mà có mức độ nguy hiểm cao đó là các bệnh do ký sinh trùng. Cụ thể hơn, trong bài viết này ta sẽ tập trung tìm hiểu về bệnh Ký sinh trùng đơn bào đốm trắng ở cá Koi.
Bệnh White Spot hay Ich, ick là gì? Đây là một loại bệnh ở cá Koi được gây ra bởi loại ký sinh trùng sống bám trên thân cá. Khi tiếp xúc với vật chủ là cá Koi một thời gian đủ dài thì loại ký sinh trùng này sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cá Koi.
Loài ký sinh trùng này có tên khoa học là Ichthyophthirius Multifiliis, hay ta còn quen thuộc với tên rút gọn là ich. Vậy nên ick là tên rút gọn của loài ký sinh trùng gây ra bệnh đốm trắng ở cá Koi.
Cũng giống như nhiều loại bệnh khác ở cá Koi, bệnh ký sinh trùng đốm trắng khá dễ khắc phục. Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp đơn giản như ngâm muối, sử dụng thuốc kháng sinh… để điều trị bệnh. Tuy nhiên, thời điểm vàng để chữa bệnh đó là trong giai đoạn bệnh mới phát triển ở giai đoạn đầu.
Nếu bạn phát hiện chậm các dấu hiệu của bệnh, dẫn đến việc ký sinh trùng tấn công cá quá lâu thì việc điều trị sẽ rất khó. Thường thì các người chủ nuôi cá khá chủ quan với các thay đổi bất thường trên người cá Koi. Và từ đó làm lỡ mất thời gian vàng chữa bệnh. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cá Koi chết khi mắc bệnh ký sinh trùng đơn báo đốm trắng.
Để tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh do ký sinh trùng gây ra này ở cá Koi, mời các bạn cùng theo dõi nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của bệnh:
Nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng đơn bào đốm trắng - White Spot ich ở cá Koi:
Vậy làm thế nào để phát hiện cá Koi đang mắc bệnh ký sinh trùng đơn bào đốm trắng? Dấu hiệu nhận biết bệnh White Spot Ick là gì?
Các giai đoạn thường thấy của cá Koi mắc bệnh ký sinh trùng đơn bào đốm trắng:
>> Xem thêm: Các loại đá cảnh dùng cho hồ cá koi
Một số dấu hiệu qua biểu hiện giúp nhận biết cá Koi mắc ick là gì?
>> Xem thêm: Báo giá thi công hồ cá Koi ngoài trời
Như đã nói ở trên, bệnh white Spot (ich) ở cá Koi vốn là một bệnh do ký sinh trùng gây ra. Vậy nên cách thức chữa trị bệnh này cũng tương tự như cách điều trị các bệnh do ký sinh trùng khác. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý khi chữa bệnh, tránh bỏ lỡ thời gian vàng sẽ gây nguy hiểm cho cá.
Nếu cá mới bắt đầu có dấu hiệu bệnh và sức khỏe chưa bị ảnh hưởng quá nhiều, bạn có thể tự điều trị ngay tại nhà. Sau đây là quy trình 3 bước giúp chữa bệnh ký sinh trùng đơn bào đốm trắng ở cá Koi:
Bước 1: Kiểm dịch và phân loại cá bệnh với cá khỏe mạnh
Ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh ich ở trong hồ cá, bạn cần ngay lập tức tách chúng ra khỏi đàn. Cùng với đó hãy tiến hành kiểm tra sức khỏe cho những chú cá còn lại ở hồ. Bạn cần tách riêng cá bệnh và cá khỏe mạnh mới có thể chữa trị hiệu quả được.
Sau khi tách riêng những chú cá bệnh ra khỏi hồ, để đảm bảo an toàn bạn có thể thực hiện thay nước và phun khử khuẩn toàn bộ hồ cá. Việc này giúp tiêu diệt toàn bộ các con ký sinh trùng gây hại còn sót lại trong nguồn nước và ở xung quanh hồ.
Bước 2: Sử dụng thuốc điều trị bệnh
Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh ich ở cá Koi đó là Malachite Green, Formalin, Megyna... Ngoài ra, tùy theo tình trạng sức khỏe cụ thể của cá mà bạn có thể lựa chọn các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị riêng biệt khác.
>> Xem thêm: BẬT MÍ 3 CÁCH LÀM THÁC NƯỚC MINI CHO HỒ CÁ KOI ĐẸP MÊ LY AI CŨNG THÍCH
Bước 3: Theo dõi tình hình tiến triển của bệnh
Đây thường được gọi là “thời kỳ cách ly” để theo dõi và kiểm soát tình trạng bệnh của cá Koi. Mỗi loại ký sinh trùng thường có tuổi thọ khác nhau vậy nên thời gian cách ly cũng không giống nhau. Đối với loại ký sinh trùng đơn bào đốm trắng gây bệnh ở cá Koi thì bạn có thể cách ly với thời gian từ 2 - 4 tuần.
Đặc biệt, nhiệt độ nước lạnh là môi trường sống hoàn hảo cho ký sinh trùng ich phát triển. Vậy nên bạn cần chú ý nhiệt độ nước duy trì ổn định trong khoảng 24 độ - 27 độ C.
>> Xem thêm: Yếu tố kỹ thuật cần biết khi xây hồ cá Koi mặt kính
Bài viết trên đây, Koji đã giới thiệu tới bạn các thông tin cần thiết về bệnh ký sinh trùng đơn bào đốm trắng ở cá Koi. Chắc hẳn qua bài viết trên đây bạn đã có thêm kiến thức và nắm được ick là gì? Cách chữa trị bệnh ký sinh trùng đốm trắng ở cá Koi. Chúc bạn luôn may mắn và thành công trong quá trình chăm sóc đàn cá Koi của mình
Thiết kế và thi công sân vườn ở Hà Nội
Cây sung: "Thần dược" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ
Cây Phát Tài: "Thần Tài" Xanh Mang Lại Tài Lộc, May Mắn Cho Gia Chủ
Thiết kế và thi công sân thượng
11/07/2024
09/07/2024
07/07/2024
01/07/2024
0912 879 919