Ngày đăng: 20/06/2024 22:49 Cập nhật: 18/11/2024 23:09
“Cá Koi bị stress” có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng và là một trong những nguyên nhân chính khiến cho cá Koi mất đi vẻ đẹp và sức sống của mình. Bài viết này Koji Landscape sẽ giúp quý khách hàng tìm hiểu tầm quan trọng của việc hiểu và quản lý stress ở cá Koi, những nguyên nhân tác động tiêu cực đến sức khỏe, vẻ đẹp của cá cũng như cách phòng ngừa hiệu quả nhất!
Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất mà bạn có thể quan sát thấy ở cá Koi khi chúng gặp stress là sự biến đổi trong cách hành xử của chúng. Hành vi thường thấy nhất bao gồm việc cá bơi lờ đờ, trở nên uể oải, né tránh hoặc từ chối thức ăn.
Có thể quan sát thấy chúng di chuyển chậm quanh khu vực sâu nhất của hồ hoặc thậm chí ẩn mình dưới chỗ trú ẩn của chính chúng hoặc dưới bóng cây. Đó là những nơi chúng cảm thấy an toàn nhất và chúng tìm đến đó để tìm kiếm sự yên bình, tránh xa những xáo trộn xung quanh.
Hình ảnh minh họa
Mặt khác, Cá Koi bị stress có thể thể hiện hành vi quấy rối như cắn nhau, đuổi đánh, hoặc tấn công nhau. Điều này thường xảy ra khi môi trường của chúng thay đổi đột ngột hoặc có sự xâm phạm vào lãnh thổ của chúng.
Các loài cá koi nổi tiếng với vẻ ngoài đa dạng và màu sắc lộng lẫy, nhưng diện mạo của chúng sẽ kém sắc nét hơn khi chúng phải chịu đựng stress. Cá koi bị tổn thương do tấn công của kẻ săn mồi có thể xuất hiện các vết thương, vảy bị rách, phần gốc vây xuất hiện xung huyết. Nếu bạn lo lắng rằng một kẻ săn mồi có thể là nguyên nhân của tình trạng stress, có lẽ việc nâng nhẹ cá lên khỏi mặt nước để kiểm tra sẽ là quyết định khôn ngoan.
Khi bị stress, cá koi có thể sản xuất dịch nhầy nhiều hơn bình thường. Dấu hiệu này thường thấy trên bề mặt của thân cá. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển.
Stress làm cho hệ miễn dịch của cá Koi suy yếu dẫn tới dễ mắc bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm gây ra. Ngoài ra, stress làm giảm nhu cầu ăn uống của cá, làm cá ăn ít đi, tốc độ tăng trưởng giảm.
Cá koi khi được đưa vào một ao mới sẽ trải qua một quá trình thích nghi, trong đó chúng có thể gặp phải stress nhất định do sự thay đổi từ môi trường quen thuộc sang môi trường mới. Loại stress này thường không gây ra nhiều vấn đề, và cá koi sẽ từ từ trở nên thoải mái hơn với thời gian.
Cá koi thích hợp với môi trường nước ổn định và việc duy trì ổn định đó là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc chúng. Sự gia tăng đột ngột của các chất như amoniac (từ phân), nitrit, và độ pH của nước là những nguyên nhân chính gây ra stress liên quan đến chất lượng nước.
Nếu cá koi vẫn tiếp tục tìm nơi ẩn nấp sau khoảng một hoặc hai tuần ở môi trường mới, điều này có thể là dấu hiệu của việc chất lượng nước trong ao mới không ổn định.
Thức ăn cá Koi đến từ nhiều nguồn khác nhau, một phần có sẵn trong tự nhiên và 1 phần từ con người tạo ra, có thể điểm qua dưới đây:
Đối với nguồn thức ăn nhân tạo, nếu người nuôi cá sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nguyên liệu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thức ăn quá hạn sử dụng… có thể gây rối loạn tiêu hóa, khiến cá mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến stress kéo dài.
Một số ký sinh trùng hoặc vi khuẩn tấn công lên mang, da, vây cá Koi như sán, trùng bánh xe, trùng roi…khiến cá Koi ngứa ngáy khó chịu. Những ký sinh trùng này có thể gây nên bệnh nấm, sán mang, sán da…và làm cho cá bị stress.
Một vài yếu tố có thể người nuôi vô tình bỏ qua như:
Khi phát hiện trong đàn cá có cá thể bị nhiễm bệnh, cần ngay lập tức cách ly với các cá thể còn lại nhằm tránh lây nhiễm chéo, ủ bệnh trong toàn hệ sinh thái…
Kiểm tra các yếu tố gây stress như nước bẩn, mật độ cá quá cao hay do chất lượng nước kém từ đó điều chỉnh kịp thời.
>>Xem thêm: Nguyên nhân hồ cá bị vàng? 5 cách làm trong hồ nước nhanh chóng.
Cung cấp thức ăn dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Cho ăn với lượng vừa phải, tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa cho cá Koi.
Có thể thêm chất làm giảm stress vào nước giúp cá thoải mái hơn. Như các chất làm dịu nước (chiết xuất từ cây lô hội, vitamin C và muối khoáng,…), chất kháng vi khuẩn và kháng nấm (tinh dầu trà, muối malachite,…), chất giảm độc (carbon hoạt tính, Zeolite,…) và chất tăng khả năng miễn dịch (Beta-glucan,…) khi hòa vào nước sẽ làm giảm stress cho cả đàn cá Koi.
Một vài cách có thể khiến cá Koi giảm thiểu căng thẳng khi có những hành vi tiêu cực:
Để duy trì chất lượng môi trường sống tối ưu cho cá Koi, người nuôi cần chú ý một vài yếu tố:
>>Xem thêm: “Bỏ túi” cách tạo vi sinh cho bể cá Koi đơn giản, hiệu quả nhất.
Cho cá sử dụng nguồn thức ăn chất lượng, nhiều chất dinh dưỡng để đảm bảo hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt. Điều này giúp cá hạn chế việc mệt mỏi, giảm bớt tình trạng cá Koi bị bệnh stress.
Bên cạnh đó, có thể bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cá Koi.
>>Xem thêm: TẠI SAO NƯỚC HỒ CÁ BỊ VÀNG? 5 CÁCH LÀM TRONG NƯỚC HỒ CÁ KOI NHANH CHÓNG.
Việc ngăn ngừa stress quan trọng hơn việc phải điều trị sau khi cá Koi đã bị stress, vì stress có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cá Koi và lây lan sang những con cá khác. Do đó cần thường xuyên quan sát kỹ cá Koi để nhận biết sớm các dấu hiệu cá Koi bị stress để có thể điều trị sớm cho cá.
Nếu bạn có nhu cầu thiết kế sân vườn chuyên nghiệp, hãy liên hệ đến chúng tôi qua số hotline 0912 879 919 để được nhận tư vấn miễn phí ngay hôm nay!
Để biết thêm báo giá chi tiết, quý khách vui lòng xem bản báo giá Tại đây.
GỌI CHO CHÚNG TÔI NGAY để đặt được lịch khảo sát sớm nhất..!
Xem thêm công trình Koji thiết kế TẠI ĐÂY
Xem thêm công trình Koji đã thi công TẠI ĐÂY
Xem thêm công trình Koji đang thi công TẠI ĐÂY
Thông tin về chúng tôi TẠI ĐÂY
Tham Khảo Ngay 5 Loại Cây Ăn Quả Ít Rụng Lá Cho Không Gian Sống
Tham khảo phong cách thiết kế vườn rau độc đáo
Cây bàng đài loan - lựa chọn hoàn hảo cho khu vườn của bạn
Khám Phá Sự May Mắn Từ 5+ Loại Cây Phong Thủy Trong Nhà
10+ Loại Cây Thủy Sinh Đẹp Nhất Để Trang Trí Nhà và Mẹo Chăm Sóc Hiệu Quả
Chiêm Ngưỡng 10+ Mẫu Giàn Hoa Trước Nhà Tuyệt Đẹp Để Trang Trí Cho Không Gian Sống
11/07/2024
09/07/2024
07/07/2024
01/07/2024
0912 879 919