Tầng 04, HUD3 Tower, 123 Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội

CÁ BI ĐỎ MÌNH? LÀM THEO CÁCH NÀY ĐẢM BẢO CÁ KOI ĐỎ MÌNH KHỎI 100%

Mục lục bài viết

    Cá bi đỏ mình là tình trạng trên thân cá Koi xuất hiện màu đỏ lan ra toàn thân. Tình trạng cá đỏ mang này không hiếm gặp ở cá Koi nhưng lại rất khó phát hiện bằng mắt thường. Từ đó dẫn đến tình trạng chậm trễ trong điều trị gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. 

    Dưới đây là các biện pháp điều trị bệnh đỏ mình ở cá Koi nhanh chóng, hiệu quả giúp bạn bảo vệ đàn cá Koi của mình. Cùng KOJI theo dõi ngay dưới đây nhé.

    Cá bi
    Bệnh cá bi đỏ mình là vô cùng phổ biến ở cá Koi

    >> Xem thêm: 7 nguyên nhân cá chết không phải người chơi cá nào cũng biết

    1. Cách điều trị cá bị đỏ mình khỏi hoàn toàn nhanh chóng

    1.1. Cá Koi bị đỏ mình là bệnh gì? Cá đỏ mang nguy hiểm hay không?

    Cá bị đỏ mình là bệnh khiến thân cá Koi xuất hiện các vết đỏ hoặc hồng. Bệnh này cũng giống bệnh xuất huyết ngoài da ở cá. Trên thân cá sẽ xuất hiện màu sắc bất thường.

    Bệnh này chủ yếu dễ gặp phải ở các chú cá Koi còn nhỏ, mới được nuôi. Cá bị đỏ mình là bệnh rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự sống ở cá. Nhất là ở các con cá Koi chưa trưởng thành, hệ miễn dịch còn yếu sẽ rất dễ mắc bệnh nhiều lần.

    Bệnh này có thể lây lan với tốc độ rất nhanh đến các con cá khác trong đàn. Nếu không có phương án điều trị kịp thời sẽ rất khó kiểm soát tình trạng bệnh.

    1.2. Các phương pháp điều trị cá Koi bị đỏ mình

    Khi phát hiện cá Koi bị đỏ mình, việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu nguyên nhân cá mắc bệnh. Mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có một cách điều trị khác nhau. Sử dụng đúng phương pháp cho đúng bệnh mới có thể đảm bảo cá Koi khỏe mạnh bình thường. 

    Cá bi
    Cách ly cá là phương pháp đầu tiên cần thực hiện khi phát hiện cá đỏ mình

    >> Xem thêm: Kinh nghiệm nuôi cá koi mau lớn cho người mới

    Dưới đây là một số cách điều trị bệnh cá bi đỏ mình chi tiết nhất:

    Đối với tình trạng cá bi đỏ mình do tắc nghẽn mạch máu

    Khi phát hiện cá đỏ mang do tắc nghẽn mạch, bạn cần bình tĩnh đưa cá ra khỏi hồ. Cách ly cá ở một hồ nước riêng biệt. Sau đó thêm 0,5% muối vào khu vực hồ cách ly. Việc này sẽ giúp điều chỉnh áp suất thẩm thấu cho cá. 

    Bạn hãy cứ tiếp tục làm vậy từ 3 - 4 ngày. Theo dõi hàng ngày để xem tình trạng cá Ko đỏ mình có tiến triển không.

    Trường hợp cá Koi bị đỏ mình do bội thực

    Khi cá ăn quá nhiều cũng có thể gây nên tình trạng đỏ mình. Khi gặp trường hợp này, tốt nhất bạn nên rút bớt lượng thức ăn cho cá mỗi ngày. Việc này sẽ giúp cá lấy được sự cân bằng của cơ thể, tự điều hòa lại cơ thể.

    Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm vào chế độ ăn của cá các chất bổ giúp hỗ trợ điều trị chứng cá bi đỏ mình. Giống như các loại men vi sinh có lợi cho tiêu hóa hoặc các thuốc PSB, Asivit… Các loại thuốc này chuyên dụng cho cá Koi giúp bổ sung vitamin và khoáng chất có lợi. 

    Điều trị cá bi đỏ mình do Vi khuẩn, virus

    Đây là tình trạng đặc biệt nghiêm trọng khi cá Koi mắc bệnh đỏ mang. Trường hợp này để phòng ngừa lây nhiễm chéo bạn cần phải cách ly cá bệnh khỏi đàn cá khỏe mạnh. Bên cạnh đó bạn cũng cần kiểm tra kỹ đàn cá để phát hiện dấu hiệu bệnh sớm.

    Trong trường hợp này, bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị cá bi đỏ mình tại nhà. Thay vào đó bạn nên đưa cá Koi đến cơ sở thăm khám cá cảnh để điều trị theo thuốc kê đơn.

    Cá bi
    Tình trạng cá đỏ mình sẽ nặng lên nếu không được điều trị kịp thời

    >> Xem thêm: Cách trị bệnh lở loét nhiễm trùng ở cá koi

    2. Cẩm nang về bệnh cá đỏ mang ở cá Koi

    Cá đỏ mang hay cá bi đỏ mình là một trong cách loại bệnh dễ gặp ở cá Koi. Bệnh này có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Người nuôi cá cần chú ý phát hiện các biểu hiện khác thường ở cá để có phương án điều trị kịp thời.

    Dưới đây, KOJI đã giúp bạn tổng hợp các thông tin cần thiết về bệnh cá Koi đỏ mình để bạn tiện tham khảo:

    2.1. Nguyên nhân khiến cá bi đỏ mình? Tại sao cá Koi bị đỏ mang

    Nguyên nhân gây bệnh cá đỏ mang ở cá Koi thường đến từ nhiều yếu tố. Chỉ cần người chủ nuôi cá lơ là là có thể để tình trạng bệnh phát triển ở cá Koi vô cùng nhanh.

    Sau đây là một vài nguyên nhân gây ra bệnh đỏ mình ở cá Koi:

    • Nguyên nhân do môi trường nước không đảm bảo: Nước bị ô nhiễm, nước có cặn bẩn, nước không được lọc thường xuyên… đều có thể gây nên tình trạng đỏ mình ở cá
    • Do thay đổi môi trường sống đột ngột: Việc môi trường sống của cá Koi bị thay đổi đột ngột là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh này. Cụ thể là nhiệt độ nước thay đổi, cá bị sốc nhiệt, thay nước quá nhiều…
    • Do cá bị stress: Ít ai chú ý nhưng cá Koi cũng có thể bị stress khiến hệ miễn dịch suy yếu, cá không đủ đề kháng nên sẽ dễ nhiễm các bệnh vặt
    • Độ pH không hồ không phù hợp với cá: Tình trạng này chủ yếu gặp ở những con cá mới mua về đã ngay lập tức thả xuống hồ. Khi cá chưa kịp làm quen với môi trường nước, không kịp thích nghi có thể dẫn đến tình trạng bị đỏ mình
    • Do cá bị tác động mạnh: Những tác động đó có thể đến từ con người, đồng loại hoặc các sinh vật bên ngoài khác. Khi phải nhận một lực quá mạnh thì cá sẽ phản ứng dữ dội gây nên tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Hiện tượng đỏ mình sẽ xuất hiện sau khi việc này xảy ra.
    • Do cá bị bội thực: Khi được cho ăn quá nhiều và quá no, cá Koi có thể bị phình bụng ảnh hưởng đến nội tạng. Khi các nội tạng của cá bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng cá đỏ mang.
    • Do mắc bệnh vi rus, vi khuẩn hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc nhất định
    Cá bi
    Hồ nước bẩn là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh cá đỏ mình

    >> Xem thêm: Vì sao cá koi chết khi bỏ vào hồ mới

    2.2. Dấu hiệu nhận biết cá Koi đỏ mang

    Do sống trong môi trường dưới nước nên rất khó phát hiện ra tình trạng cá bi đỏ mang. Bệnh này không hiếm gặp nhưng do phát hiện muộn mà có thể gây nên những vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe của cá.

    Một số triệu chứng cá bị đỏ mang bạn cần chú ý:

    • Thân cá xuất hiện màu hồng hoặc đỏ, chủ yếu ở phần da và vảy, lớp dưới vảy. 
    • Các vết đỏ hồng lan rộng ra toàn thân cá, làm mờ đi màu vốn có của cá Koi
    • Cá có biểu hiện lờ đờ, chậm chạp, không còn năng động 
    • Cá thường bơi chúc đầu xuống đáy hồ, nổi đuôi lên mặt nước
    • Màu đỏ lan dài ra vây và đuôi cá
    Cá bi
    Các biểu hiện của cá bị đỏ mình cần lưu ý

    >> Xem thêm: Cá koi bị tróc vẩy chảy máu là bệnh gì Chữa như thế nào

    2.3. Cách phòng ngừa cá bi đỏ mình

    Tình trạng cá bị đỏ mình rất dễ xảy ra ở cá Koi. Từ thông tin bên trên ta có thể thấy có những nguyên nhân chính gây ra bệnh này. Để phòng ngừa hiệu quả, ta cần xác định nguyên nhân và có biện pháp phòng ngừa phù hợp với các nguyên nhân đó.

    • Khi cá Koi mới mua về, cần có biện pháp cách ly và dưỡng cá để đảm bảo sức khỏe cho cá và tiêu diệt mầm bệnh. Thời gian cách ly nên kéo dài khoảng 14 ngày
    • Không cho cá ăn quá nhiều, nên chia lượng thức ăn ra thành từng phần nhỏ và cho ăn từ từ trong khoảng 5 - 7 phút
    • Thường xuyên làm sạch, lọc nước trong hồ, vệ sinh hồ để tiêu diệt mầm bệnh trong môi trường sống của cá
    • Khử trùng sạch nước trước khi bơm vào hồ. Mỗi lần thay nước chỉ nên thay từ 20 - 25% nước trong hồ
    • Đảm bảo môi trường sống đủ tiêu chuẩn để cá luôn khỏe mạnh

    Cá bi

    >> Xem thêm: Bí quyết chăm cá Koi mùa hè không phải ai cũng biết!

    Bài viết trên đây, KOJI đã giới thiệu tới các bạn các thông tin hữu ích về bệnh cá bị đỏ mình. Với 4 phương pháp điều trị bệnh cá Koi bị đỏ mình trên đây, chắc chắn rằng bạn có thể bảo vệ đàn cá Koi của mình khỏi căn bệnh này.

    Nếu cần tư vấn thêm thông tin về dịch vụ thiết kế - thi công hồ cá Koi chuyên nghiệp, đừng ngại liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE trên Website!

    Bài viết gần đây
    Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt và sắp xếp chính xác ngăn lắp bể cá

    Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt và sắp xếp chính xác ngăn lắp bể cá

    24/11/2023
    Bể cá cảnh là một sở thích đẹp và thú vị, nhưng cũng đòi hỏi nhiều công sức và kiến thức để chăm sóc. Trong đó, ngăn lắp là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe và sắc đẹp của cá cảnh. Trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cách lắp đặt và sắp xếp ngăn lọc bể cá một cách chính xác, hiệu quả.
    Tất tần tật các điều bạn cần biết về đèn UV hồ cá Koi - Công dụng, Lưu ý, Cách sử dụng

    Tất tần tật các điều bạn cần biết về đèn UV hồ cá Koi - Công dụng, Lưu ý, Cách sử dụng

    23/11/2023
    Bạn không biết đèn UV hồ cá Koi là gì? Cách sử dụng đèn UV như thế nào? Lưu ý khi dùng đèn UV này là gì? Bài viết sẽ giới thiệu toàn bộ đến bạn những vấn đề nà
    Khám phá đặc điểm, cách lặp đặt và lựa chọn loại đèn UV bể cá tốt nhất

    Khám phá đặc điểm, cách lặp đặt và lựa chọn loại đèn UV bể cá tốt nhất

    22/11/2023
    Đèn UV bể cá là một loại đèn dùng công nghệ tia tử ngoại để khử trùng nước, loại bỏ vi khuẩn, vi rút và các tác nhân gây bệnh khác. Đèn UV được dùng như một phần của hệ thống lọc bởi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, tảo và rêu trong nước. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau nhé!
    7 bước chi tiết để làm hồ cá chai nhựa cho riêng mình

    7 bước chi tiết để làm hồ cá chai nhựa cho riêng mình

    21/11/2023
    Bạn không đủ kinh phí để mua một bể cá? Bạn muốn tự làm hồ cá chai nhựa nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Bài viết này giới thiệu 7 bước chi tiết nhất để bạn có thể tự tạo ra bể cá chỉ bằng chai nhựa!
    Tìm hiểu thuốc kích màu cá koi - Lợi ích, cách sử dụng và tác dụng phụ

    Tìm hiểu thuốc kích màu cá koi - Lợi ích, cách sử dụng và tác dụng phụ

    20/11/2023
    Để nuôi cá koi đẹp và khỏe mạnh, bạn cần chú ý đến nhiều yếu tố, trong đó có việc sử dụng thuốc kích màu cá koi. Đây là một loại thuốc giúp bổ sung sắc tố cho cá koi, làm cho chúng có màu sắc rực rỡ và đa dạng hơn. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn về loại thuốc kích màu này, lợi ích, cách sử dụng và tác dụng phụ. Cùng tìm hiểu nhé!
    Nguyên nhân cá Koi bị stress - 4 loại thuốc giảm stress cho cá hiệu quả nhất

    Nguyên nhân cá Koi bị stress - 4 loại thuốc giảm stress cho cá hiệu quả nhất

    19/11/2023
    Stress là hiện tượng thường thấy khi bạn nuôi cá Koi. Cá sẽ giảm sức đề kháng, dễ bị nhiễm bệnh khi chúng bị stress. Thuốc giảm stress cho cá sẽ giúp chúng trong trường hợp này. Đọc ngay bài viết để nắm rõ nguyên nhân khiến cá bị stress và tìm ra loại thuốc phù hợp cho cá Koi nhà mình nhé!
    Bài viết liên quan
    Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt và sắp xếp chính xác ngăn lắp bể cá

    24/11/2023

    Bể cá cảnh là một sở thích đẹp và thú vị, nhưng cũng đòi hỏi nhiều công sức và kiến thức để chăm sóc. Trong đó, ngăn lắp là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe và sắc đẹp của cá cảnh. Trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cách lắp đặt và sắp xếp ngăn lọc bể cá một cách chính xác, hiệu quả.
    Tất tần tật các điều bạn cần biết về đèn UV hồ cá Koi - Công dụng, Lưu ý, Cách sử dụng

    23/11/2023

    Bạn không biết đèn UV hồ cá Koi là gì? Cách sử dụng đèn UV như thế nào? Lưu ý khi dùng đèn UV này là gì? Bài viết sẽ giới thiệu toàn bộ đến bạn những vấn đề nà
    Khám phá đặc điểm, cách lặp đặt và lựa chọn loại đèn UV bể cá tốt nhất

    22/11/2023

    Đèn UV bể cá là một loại đèn dùng công nghệ tia tử ngoại để khử trùng nước, loại bỏ vi khuẩn, vi rút và các tác nhân gây bệnh khác. Đèn UV được dùng như một phần của hệ thống lọc bởi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, tảo và rêu trong nước. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau nhé!
    7 bước chi tiết để làm hồ cá chai nhựa cho riêng mình

    21/11/2023

    Bạn không đủ kinh phí để mua một bể cá? Bạn muốn tự làm hồ cá chai nhựa nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Bài viết này giới thiệu 7 bước chi tiết nhất để bạn có thể tự tạo ra bể cá chỉ bằng chai nhựa!
    Zalo

    0912 879 919