Bỏ túi ngay mẹo chữa bệnh nổ mắt ở cá Koi - Koji Landscape
Bỏ túi ngay mẹo chữa bệnh nổ mắt ở cá Koi - Koji Landscape
Mục lục bài viết
Hiện tượng bệnh nổ mắt ở cá koi hay lồi mắt, đều là một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay. Những triệu chứng khi nhiễm bệnh gây nên tình trạng làm giảm sức khỏe của cá. Vậy phải làm thế nào để phòng tránh? Hãy cùng Koji Landscape tìm hiểu ở bài viết sau.
Mẹo chữa bệnh nổ mắt ở cá koi hiệu quả
Cách 1
Bước 1: Giảm lượng thức ăn hằng ngày để đảm bảo nguồn nước trong hồ luôn sạch sẽ không gây ảnh hưởng hơn tới bệnh của cá koi, ngay khi mới phát hiện cá bị bệnh.
Bước 2: Chuẩn bị một hồ riêng để cách ly những chú cá đã nhiễm để chữa trị,
Bước 3: Sử dụng kháng sinh Norfloxacin (hoặc Ciprofloxacin), Erythromycin, Florphenicol,…với lượng 15g – 25g/tấn cá /ngày, nên chia thành 2-3 lần trong ngày. Pha thuốc với tỷ lệ theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
Bước 4: Vào ngày thứ 2 sau khi dùng thuốc phải thay 2/3 bể nước và áp dụng liên tục trong vòng 1 tuần.
Bệnh nổ mắt ở cá koi cần được phát hiện sớm và điều trị
Cách 2
Trộn vào thức ăn của cá Anti S hoặc Flodoxy Sv hoặc Genta Doxy, sử dụng trong vòng khoảng 5 – 7 ngày (theo hướng dẫn trên bao bì).
Có thể bổ sung thêm: C Mix 25%, Vitstay C Fort, Bioticbest For Export trong thức ăn của cá.
Dùng thêm một số sản phẩm để làm sạch nước như: Sandi 267 hoặc Doha.
Bắt cá ra tắm nước muối nhẹ.
Giảm lượng thức ăn trong thời gian bệnh, tăng cường thức ăn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao
Thay 25% nước, kiểm tra nước thường xuyên.
Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh hay thuốc điều trị nhiễm khuẩn bạn cần phải cách ly cá bị bệnh và sử dụng theo hướng dẫn liều lượng trên bao bì sản phẩm.
Dấu hiệu nhận biết bệnh nổ mắt ở cá koi
Mắt cá bị đục, mờ, lồi to, có thể bị mù.
Cá bơi chậm, xoay vòng, lờ đờ
Các dấu hiệu ngoài da: Ban đầu da cá trở nên sậm hơn. Sau đó trên thân có các vết hoại tử dưới dạng vùng tổn thương có vòng đen xung quanh và không quá sâu, xuất huyết ở bụng
Lách, thận sưng lên, các hoạt động trong cơ thể bị rối loạn và dẫn đến cá chết
Cá koi khi bị bệnh nổ mắt sẽ có triệu chứng lồi mắt và viêm nhiễm
Bệnh nổ mắt xuất phát từ tác động gây hại của vi khuẩn Streptococcus Spp. Bên cạnh các dấu hiệu như mắt cá bị lồi, mờ đục,... bệnh nổ mắt cũng khiến gan, thận, tim, ống ruột của cá bị xuất huyết và khiến cá chết hàng loạt. Bên cạnh đó, một số yếu tố tác nhân sau đây cũng có thể gây bệnh nổ mắt ở cá koi:
Cá bị chấn thương do va chạm với thành hồ.
Hồ nuôi quá bẩn, không được thay nước thường xuyên
Dòng nước chảy ít hoặc oxy kém
Hồ nuôi khong được trang bị hệ thống lọc chất lượng, hoặc hệ thống lọc không đủ công suất
Bệnh có thể xuất hiện quanh năm nhưng cao điểm là mùa nắng nóng
Cá yếu/sốc do điều kiện môi trường bất lợi, cá vừa vào hồ mới,...
Lây bệnh qua phân, chất dịch nhớt,... từ cá bị bệnh
Cách phòng tránh bệnh nổ mắt hiệu quả
Theo các chuyên gia từ đội ngũ Koji, vi khuẩn gây bệnh dễ sinh sôi trong môi trường nước ô nhiễm. Vì vậy cách tối ưu nhất để phòng tránh bệnh nổ mắt ở cá koi chính là cải thiện chất lượng hồ cá nuôi bằng một số biện pháp đơn giản như:
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hồ và nguồn nước trong hồ
Dùng thuốc tím tắm cho cá, liều lượng 10 ppm (10g/m³ nước) đối với nuôi cá bé, sau 3 ngày dùng lặp lại. Định kỳ 2 tuần/lần tắm cho cá
Trộn kháng sinh Saigo-nox Fish 1kg/tấn cá nuôi hoặc 1kg/500kg thức ăn liên tục 7 ngày trong mỗi tháng
Không nên nuôi quá nhiều trong cùng một hồ cá thể tích bé vào thời tiết nóng, đây là điều kiện kém làm cá dễ nhiễm khuẩn và là môi trường tốt cho vi khuẩn xuất hiện
Khi thay nước trong hồ cần chú ý thay đổi từ từ, tránh làm cá bị sốc, chưa kịp thích nghi sẽ dễ bị stress và dễ mắc bệnh
Cách ly chữa trị riêng đối với những chú cá bị nhiễm bệnh, tránh lây lan sang những con khác trong hồ, trước khi mua cá mới về phải tắm qua nước muối 2-3% trong thời gian 10-15 phút để loại bỏ mầm bệnh.
Bổ sung vitamin C, D vào thức ăn, liều lượng 10-15mg/kg
Mua cá ở những đơn vị uy tín, chất lượng để chọn được giống cá có đề kháng tốt
Đầu tư hệ thống lọc hiện đại, đúng chuẩn để đảm bảo môi trường sốt tốt nhất cho đàn cá koi
Đảm bảo môi trường sống an toàn là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh cho cá koi
Koji Landscape đã chia sẻ tới quý khách những kinh nghiệm và cách chữa trị bệnh nổ mắt ở cá koi, mong rằng quý khách sẽ vận dụng và điều trị thật hiệu quả cho đàn cá của mình. Nếu còn thắc mắc gì xin hãy liên hệ trực tiếp tới số hotline sau để nhận được tư vấn nhanh nhất:
Để sở hữu một hồ Koi đẹp cho không gian sống của gia đình bạn với mức giá phải chăng, hãy liên hệ với chúng tôi qua hot line0912 879 919 – 097 555 9193 để có tư vấn và báo giá chi tiết nhất.
Bị rận cắn là tình trạng cá Koi xuất hiện các vết lạ màu đen hoặc nâu trên thân cá. Bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách
Cá ngứa, cá cọ mình vào thành bể là một dấu hiệu nghiêm trọng báo hiệu một loại bệnh của cá Koi. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh cá ngứa mình. Mỗi nguyên nhân sẽ có một biện pháp điều trị phù hợp.
Hiện nay mô hình nhà hàng sân vườn càng ngày càng được ưa chuộng nhờ biết cách chọn lọc và phối hợp các yếu tố tự nhiên khác nhau để tạo nên một không gian đẹp, trong lành và thoáng đãng. Mang đến nhữ
Bị rận cắn là tình trạng cá Koi xuất hiện các vết lạ màu đen hoặc nâu trên thân cá. Bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách
Cá ngứa, cá cọ mình vào thành bể là một dấu hiệu nghiêm trọng báo hiệu một loại bệnh của cá Koi. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh cá ngứa mình. Mỗi nguyên nhân sẽ có một biện pháp điều trị phù hợp.