Vi sinh là những sinh vật có kích thước siêu nhỏ và không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Vi sinh tồn tại ở khắp mọi nơi trên Trái Đất cả trong đất, nước, không khí… Hệ vi sinh trong hồ cá bao gồm vi khuẩn, vi tảo, nấm… cả lợi và hại cho cá.
Các vi sinh vật có lợi mang đến điều kiện sống tốt nhất để cá phát triển. Chúng xử lý chất thải của cá, xử lý nguồn nước, cặn bã hữu cơ… Từ đó, vi sinh làm sạch nước hồ cá để cá sống tốt.
Không giống với môi trường bên ngoài, dòng nước tự nhiên được luân chuyển thường xuyên và diện tích sống của cá koi rất lớn. Nước ở trong bể chính là nước tù và bạn cần phải quan tâm là hàm lượng nitrit có ở trong hồ cá koi. Nitrit là một chất độc được tạo ra bởi chất thải của cá, các lá cây thủy sinh bị úa tàn hay hàm lượng thức ăn dư thừa trong bể....
Bạn cần phải loại bỏ được các chất độc hại này thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Đơn giản và mang lại hiệu quả tốt nhất chính là tạo vi sinh hồ cá koi. Vừa đảm bảo môi trường sống được cân bằng vừa giúp cho cá sinh trưởng và phát triển ở điều kiện tốt nhất.
Đây là công dụng đầu tiên và quan trọng nhất. Vi sinh sẽ giúp phân hủy chất hữu cơ, làm trong môi trường nước nuôi cá koi. Khi các chất hữu cơ dư thừa hoặc do phù sa (do mưa rơi xuống bồi đắp) thải và tự phân hủy thì môi trường nước trở nên sạch sẽ và trong lành hơn. Nhờ đó, đảm bảo một môi trường sống tốt, thúc đẩy sự phát triển của cá koi.
Ngoài ra, chúng còn giúp xử lý lượng phân và thức ăn thừa tồn đọng dưới đáy mà lọc không thể hút được. Đặc biệt, là những loại hồ có nền đất thủy sinh thì việc chất thải tích tụ ở đáy là rất nhiều.
Bể cá koi bị đục, các mảnh vụn chất thải lắng đọng xuống đáy bể quá nhiều mà nguyên nhân chính là do chất thải tích tụ lâu ngày tạo ra các sắc tố vàng. Chất thải hữu cơ hòa tan trong nước gây ra hiện tượng ô nhiễm, mùi tanh....
Ngoài việc thay nước cho hồ cá thì giải pháp tốt nhất đó chính là sử dụng các loại vi sinh cho cá koi để cung cấp vi khuẩn hiếu khí và dị dưỡng. Vi khuẩn hiếu khí sẽ coi các chất hữu cơ là thức ăn để hấp thụ và đồng hóa mức độ nitrate/photphate trong nước. Hạn chế được mùi hôi tanh, giúp ổn định độ PH, giúp làm sạch nước hồ cá koi hiệu quả.
Khi nuôi cá koi nhiều người thường có xu hướng trồng thêm các loại thủy sinh dưới đáy hồ như tảo, rong có lợi cho cá để cá sinh trưởng và phát triển, cung cấp khí oxy hòa tan tự nhiên. Tất cả các loại vi sinh này sẽ thực hiện nhiệm vụ tái tạo môi trường nước trong bể, vi sinh sẽ làm trong hồ cá koi, kích thích sự phát triển của các loại thực vật, nâng cao chất lượng.
Vi sinh hồ koi sẽ làm giảm tối đa lượng oxy sinh/hóa học, đem lại nguồn khí oxy hòa tan tốt hơn giúp cá sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Lợi ích của vi sinh hồ koi đó là giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh trong môi trường nước. Các vi sinh có lợi sẽ tiêu diệt tất cả các mầm bệnh như giun, vi khuẩn... và các loại khí độc hại như Nitrit, Amoni, H2S... cũng được loại trừ.
Một số loại vi sinh còn được bổ sung trong khẩu phần ăn của cá. Hỗ trợ các vấn đề tiêu hóa và đường ruột. Tăng cường kháng thể để cơ thể chống lại các loại bệnh phổ biển như: nấm, đường tiêu hóa hay chán ăn. Đây là những vấn đề gây đau đầu cho rất nhiều người nuôi cá koi, đặc biệt là những người mới bắt đầu nuôi.
Bất kỳ loài vi sinh bể cá koi nào cũng đều có một chức năng đó chính là kích thích khả năng sinh trưởng, phát triển của cá. Nói cách khác, tất cả là nhờ vào việc môi trường nước được cải thiện nhiều lần, cân bằng lượng khí oxy hòa tan, cân bằng hệ sinh thái trong bể, kích thích sự phát triển và sinh trưởng của cá koi.
Đối với bể mới sử dụng: Cung cấp nước mới vào bể, thêm men vi sinh dạng nước xịt trực tiếp vào bể, 6 lần xịt cho 10 lít nước. Tiếp đó, khởi động thiết bị lọc nước, bơm khí oxy liên tục. Sau 1-2 ngày bạn đo nồng độ khí, nếu đạt tiêu chuẩn thì thả cá koi vào. Định kỳ cách châm vi sinh cho bể cá koi không quá cần để ý vì đây đa số điều là chế phẩm sinh học tốt, bạn có thể xịt nhiều một chút cũng không ảnh hưởng tới cá.
Đối với bể đang thả cá koi: Cách tạo vi sinh cho cá koi bằng cách xịt trực tiếp vào bể nuôi, 3 lần xịt cho 10 lít nước. Thức ăn khô như cám bột, cám viên thì 5 lần xịt cho 50 gam thức ăn. Đối với thức ăn tươi sống thì 10 lần xịt cho 50 gam thức ăn.
Đối với bể thủy sinh: Bạn cần rửa sạch cát nền, cây thủy sinh trước khi cho men vi sinh vào bể. Bổ sung men vi sinh với công thức như trên.
Hồ cá koi mới sử dụng: Cấp nước vào hồ, thêm vi sinh dạng bột từ 1 - 2g/100 lít nước. Khởi động thiết bị lọc nước và bơm khí oxy liên tục. Sau 1-2 ngày bạn đo nồng độ khí nếu đạt chuẩn thì thả cá vào. Định kỳ châm vi sinh cho bể cá từ 7-10 ngày cho vào 1 lần.
Đối với bể đang thả cá: Dựa vào thể tích nước có trong bể mà bạn bổ sung lượng vi sinh phù hợp. Cứ 1/2 muỗng vào 30 lít nước nuôi, pha thẳng vào cốc chứa artemia, cám hoặc trùng trong 30 phút rồi mới cho cá ăn.
Đối với bể thủy sinh: Rửa sạch cát nền, cây thủy sinh khi cho vào bể, bổ sung theo công thức như trên.
Vi khuẩn quang hợp PSB không còn xa lạ đối với tất cả mọi người nuôi cá koi, có tác dụng tái tạo hệ vi sinh trong hồ cá nhanh chóng. Đây là loại vi khuẩn thuộc loại lợi khuẩn, giúp xử lý nước cũng như các chất thải trong nước hiệu quả. Liều sử dụng vi sinh PSB như sau:
Sử dụng 10 lần xịt (5ml) cho bể cá 100 lít, định kỳ sử dụng 7 ngày/lần
Nếu bể cá bị ô nhiễm hay tình trạng kém thì xịt 20 lần xịt (10ml)/lần trong 3 ngày liên tục; chiếu sáng liên tục không tắt đèn (14-16 tiếng/ngày). Sử dụng theo đúng khuyến cáo của đơn vị sản xuất.
Chuẩn bị cho bể mới sử dụng 20 lần xịt cho lần đầu tiên và dùng theo định kỳ khuyến cáo của đơn vị sản xuất.
Nếu bạn có sử dụng hóa chất hay kháng sinh để diệt khuẩn thì bạn hãy sử dụng chế phẩm sau 72 giờ. Lắc đều chai trước khi dùng.
Các yếu tố tự nhiên như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.
Nhiệt độ: Vi sinh phát triển tốt ở nhiệt độ từ 26 đến 32 độ C. Bên cạnh đó, vi sinh chịu nhiệt tốt hơn cá koi nên nhiệt độ thích hợp để cá phát triển là từ 25-28 độ C. Đây cũng là nhiệt độ lý tưởng cho vi sinh phát triển.
Về độ ẩm: Vi sinh là nhóm động vật ưa môi trường có độ ẩm cao nên bạn nên lưu ý tăng cường độ ẩm không khí trong nhà vào những ngày nắng nóng. Vi sinh là loài tự dưỡng quang năng dễ bị tiêu diệt khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời từ 5 đến 10 phút.
Về ánh sáng: Các bước sóng càng ngắn như ánh sáng tím, đỏ thì khả năng tiêu diệt vi sinh càng mạnh. Do đó, bạn nên để vi sinh phát triển tốt cần tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Ánh sáng chiếu thường xuyên là ánh sáng trắng hoặc màu xanh dịu.
Về các yếu tố hóa học: Vi sinh thích hợp với môi trường nước, nồng độ Ph kiềm hoặc trung tính từ 6-7,5. Một số những chất như clo, kali, muối, kim loại nặng… có thể phá hủy tế bào sinh vật.
Về yếu tố sinh học: Vi sinh sẽ phát triển tương đối thuận lợi khi có môi trường trú ẩn an toàn. Các vật liệu lọc có lợi cho sự phát triển của vi sinh như bóng lọc bio, gốm lọc, sứ lọc.
Khi tạo vi sinh cá koi, cần phải lưu ý những điều sau:
Có 2 loại vi sinh chính là Nitrosomonas có nhiệm vụ là chuyển hóa NH3 thành NO2 và một số vi sinh khác như Nitrosomonas có nhiệm vụ oxy hóa nitrit thành nitrat. Việc chuyển hóa nitrit thành nitrat là một quá trình quan trọng vì đây là sự tích tụ của nitrit dư thừa sẽ gây ra ngộ độc, khiến cá chết.
Sự có mặt của khí oxy trong môi trường bể cá có thể gây ức chế quá trình khử nitrat. Vậy nên, việc lựa chọn vật liệu lọc phù hợp để đảm bảo hoàn thành chu trình chuyển hóa nito hết sức quan trọng.
Có hai loại vật liệu được khuyến cáo sử dụng đó là Eheim Subtrast Pro và Seachem Matrix. Đây là 2 loại vật liệu lọc có bề mặt lớn cho vi sinh hiếu khí có trong bể và những lỗ rỗng nhỏ đến mức dòng nước không thể xuyên qua, và được coi là nơi trú ngụ tốt cho những vi sinh kỵ khí.
Quá trình tuần hoàn này là sự kích hoạt hệ vi sinh hoàn chỉnh cho hệ thống lọc mới, dòng chảy tạo ra khí oxy, vi sinh hiếu khí cần chúng để phát triển mạnh nên cần lưu ý đến dòng chảy của vật liệu lọc.
Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt và sắp xếp chính xác ngăn lắp bể cá
Tất tần tật các điều bạn cần biết về đèn UV hồ cá Koi - Công dụng, Lưu ý, Cách sử dụng
Khám phá đặc điểm, cách lặp đặt và lựa chọn loại đèn UV bể cá tốt nhất
7 bước chi tiết để làm hồ cá chai nhựa cho riêng mình
Tìm hiểu thuốc kích màu cá koi - Lợi ích, cách sử dụng và tác dụng phụ
Nguyên nhân cá Koi bị stress - 4 loại thuốc giảm stress cho cá hiệu quả nhất
24/11/2023
23/11/2023
22/11/2023
21/11/2023
0912 879 919