Tầng 04, HUD3 Tower, 123 Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội

9 DẤU HIỆU NGUY HIỂM CẢNH CÁO CÁ KOI MẮC KÝ SINH TRÙNG ĐƠN BÀO COSTIA

Mục lục bài viết

    Ký sinh trùng đơn bào costia là một bệnh nguy hiểm thường gặp trên cá KOI. Bệnh này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển và thậm chí là sự sống của giống cá chép KOI Nhật Bản. Bệnh này được xếp vào dạng bệnh đặc biệt nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

    Hãy cùng KOJI theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này cũng như cách điều trị để giảm thiểu thiệt hại.

    ký sinh trùng đơn bào costia

    1. Ký sinh trùng đơn bào costia là gì? Cá Koi mắc ký sinh trùng có nguy hiểm không?

    Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị, các bạn hãy cùng KOJI tìm hiểu về loài Ký sinh trùng đơn bào này và bệnh ký sinh trùng ở cá KOI.

    Ký sinh trùng là một vật sống ký sinh trên một vật sống khác, có thể là con người, con vật hoặc thực vật. Ký sinh trùng đơn bào costia đã được phát hiện là nguồn gốc chính gây ra bệnh này. 

    Costia là một trùng roi nhỏ với 3 đến 4 roi. Loài trùng roi này sẽ sống và ký sinh trên mang và da của cá, đặc biệt là cá KOI. Giống trùng roi này có tốc độ phát triển cực kỳ nhanh. Chúng sẽ sinh sản theo cách phân hạch nhị phân và lây lan với tốc độ chóng mặt.

    ký sinh trùng đơn bào costia
    Ký sinh trùng đơn bào costia ở dưới kính hiển vi

    >>>Xem thêm: 7 nguyên nhân cá chết không phải người chơi cá nào cũng biết

    Loài trùng roi này phát triển mạnh nhất ở môi trường sống lạnh ẩm, đặc biệt khỏe mạnh trong nhiệt độ từ 10 - 25 độ C. Đây cũng là nhiệt độ trung bình của các giống cá KOI. Vậy nên chúng có thể phát triển và lây lan cực kỳ nhanh nếu không được phát hiện kịp thời.

    Có nhiều bạn còn thắc mắc rằng cá Koi mắc bệnh Ký sinh trùng Costia có nguy hiểm không? Thì KOJI xin đưa ra câu trả lời là HOÀN TOÀN CÓ!

    Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra giống bệnh này ở cá KOI và đánh giá rằng đây là một bệnh đặc biệt nghiêm trọng. Chúng có thể gây ra các ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cá KOI. Trong nhiều trường hợp phát hiện muộn, Costia còn có thể lấy đi sự sống của cá KOI.

    ký sinh trùng đơn bào costia

    2. Nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng ở cá KOI

    Cá Koi là một loại cá cảnh vậy nên chủ yếu môi trường sống của chúng là ở dưới nước. Phần lớn các bệnh xảy ra ở cá cảnh đều do nguyên nhân chính là môi trường sống không được đảm bảo, không vệ sinh thường xuyên.

    Là một giống cá Chép quý từ Nhật Bản vậy nên cá Koi cũng yêu cầu một môi trường sống đặc biệt. Môi trường nuôi sống cá Koi cần đảm bảo nghiêm ngặt các yếu tố về vệ sinh, nguồn nước…

    Bệnh  sinh trùng đơn bào costia ở cá Koi cũng có nguyên nhân chính từ vấn đề môi trường sống. Ngoài ra, ký sinh trùng còn có thể gây nên bởi các nguyên nhân sau:

    • Môi trường sống bị thay đổi đột ngột: Mọi thay đổi về môi trường sống như nguồn nước, nhiệt độ… đột ngột đều có thể khiến cá Koi không thích ứng kịp, dẫn đến sức khỏe giảm sút, dễ mắc bệnh hơn.
    • Nguồn cá không đảm bảo: Nhiều địa chỉ kinh doanh cá Koi không đảm bảo, cá Koi lai tạp không rõ nguồn gốc, điều kiện nuôi cá Koi không đáp ứng tiêu chuẩn… Khi bạn mua cá từ các nguồn này có thể cá đã mắc sẵn bệnh trước.
    • Số lượng cá trong hồ quá nhiều so với diện tích hồ: Nếu bạn nuôi quá nhiều cá Koi trong một diện tích hẹp sẽ dẫn đến việc cá không đảm bảo môi trường sống, va chạm vào nhau gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt là mắc các bệnh về ký sinh trùng costia nguy hiểm.
    ký sinh trùng đơn bào costia
    Ký sinh trùng đơn bào costia là bệnh nguy hiểm không thể lơ là

    >>>Xem thêm: Cách trị trùng mỏ neo dứt điểm

    3. 9 Dấu hiệu ở cá Koi mắc ký sinh trùng đơn bào costia

    Một vấn đề mà hầu hết mọi người nuôi cá KOI đều quan tâm đó là: Tại sao cá Koi lại mắc bệnh ký sinh trùng costia?

    Hầu hết mọi căn bệnh đến với các giống cá cảnh thường rất khó phát hiện. Bởi vì môi trường sống dưới nước khiến các con vật khó có thể thể hiện sự bất thường. Với cá Koi cũng vậy, phần lớn các thiệt hại gây nên do bệnh ký sinh trùng ở cá KOI đều do người chủ ít kinh nghiệm và không thường xuyên theo dõi, quan sát sức khỏe cá.

    Khi cá Koi mắc bệnh ký sinh trùng đơn bào costia, bạn sẽ rất khó có thể phát hiện nhanh bằng mắt thường. Để chẩn đoán chính xác cá bị mắc Costia cần phải thực hiện kỹ thuật soi da và mang dưới kính hiển vi. 

    Tuy nhiên, bạn vẫn hoàn toàn có thể quan sát biểu hiện của cá và nhận thấy sự bất thường. Từ đó theo dõi và chẩn đoán cá Koi mắc ký sinh trùng costia.

    ký sinh trùng đơn bào costia
    Các triệu chứng thường gặp ở cá mắc bệnh

    >>>Xem thêm: Kinh nghiệm nuôi cá koi mau lớn cho người mới

    Sau đây là 9 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁ KOI MẮC KÝ SINH TRÙNG COSTIA:

    • Phần da và mang cá xuất hiện các vết thương bất thường, không phải do va chạm hoặc xước, sát.
    • Da cá chuyển màu bất thường, chủ yếu là màu trắng đục. Phần thân cá sẽ có các vết đỏ khác với màu cá
    • Cá thường xuyên có hành động cọ xát thân mình vào cây cối, đá, vật nuôi khác hoặc thành hồ. Bởi vì căn bệnh này sẽ gây ngứa nên cá có hành động như vậy để giảm thiểu đi ảnh hưởng của bệnh
    • Cá không bơi lội tự do như trước. Thường xuyên có hành động kẹp vây vào gần thân. Hành động này giúp cá giảm bớt khó chịu do Costia gây nên
    • Cá Koi ăn ít hơn bình thường, nặng hơn sẽ có dấu hiệu bỏ ăn 
    • bơi chậm hơn, thường xuyên lờ đờ. Thường cá Koi khi mắc bệnh sẽ không còn linh hoạt như trước
    • Thân cá đột nhiên tiết ra nhiều chất nhầy bất thường, trơn hơn
    • Nếu bệnh xuất hiện ở mang cá sẽ gây nên tình trạng khó thở cho cá KOI. Bạn sẽ thấy cá thở nặng nhọc hơn, chậm hơn
      • Trường hợp nặng nhất khi mắc bệnh cá có thể hôn mê, ngừng bơi. Đây là dấu hiệu cá đã mắc bệnh thời gian dài và bệnh đang chuyển biến rất nặng
    ký sinh trùng đơn bào costia
    Dấu hiện trên mang cá Koi báo hiệu cá đã mắc bệnh ký sinh trùng đơn bào costia

    Trên đây là các dấu hiệu cá Koi mắc bệnh ký sinh trùng bạn có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Nếu phát hiện cá KOI có một trong các dấu hiệu trên, đặc biệt là ngứa và chán ăn, bạn hãy theo dõi và có phương pháp điều trị kịp thời.

    4. Chi tiết 5 bước điều trị ký sinh trùng đơn bào costia ở cá KOI

    Bệnh ký sinh trùng Costia là một bệnh vô cùng nguy hiểm ở cá Koi. Do các nguyên nhân chủ yếu là phát hiện muộn các dấu hiệu của bệnh. Từ đó dẫn đến bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị bệnh cho cá Koi, dẫn đến các tổn thất lớn.

    Nếu bạn phát hiện ra các bất thường trong hoạt động của cá Koi, hãy tiến hành soi cá dưới kính hiển vi. Nếu mắc bệnh, phần da và mang của cá sẽ có sự xuất hiện của ký sinh trùng đơn bào costia. 

    Khi đã xác định chắc chắn cá Koi mắc bệnh liên quan tới ký sinh trùng costia, hãy nhanh chóng xử lý theo các bước sau:

    Bước 1: Cách ly cá bệnh 

    Môi trường nước ẩm ướt, lạnh rất dễ là nguồn phát tán mầm bệnh. Vậy nên khi phát hiện cá Koi bị bệnh, hãy nhanh chóng cách ly nguồn bệnh với các con cá Koi khỏe mạnh. 

    Việc này sẽ ngăn cản tình trạng lây nhiễm chéo, ngăn chặn tốc độ lây lan của virus. Nhờ vậy bạn có thể tập trung điều trị cho các con cá bệnh mà không ảnh hưởng tới các con khác trong đàn.

    >>>Xem thêm: Vì sao cá koi chết khi bỏ vào hồ mới

    Bước 2: Điều chỉnh nhiệt độ nước

    Nhiệt độ vàng để kí sinh trùng đơn bào costia phát triển là từ 10 - 25 độ C. Ở nhiệt độ cao hơn 30 độ C, ký sinh trùng sẽ không thể phát triển và dễ dàng bị tiêu hủy bởi môi trường sống không phù hợp.

    ký sinh trùng đơn bào costia
    Cá Koi dễ lây bệnh từ điều kiện nước không đảm bảo

    Bước 3: Điều trị bằng thuốc

    Một số loại thuốc chủ yếu dùng để điều trị bệnh ký sinh trùng ở cá Koi đó là:

    • Kali Permanganat - Hay còn gọi là thuốc tím có tác dụng tẩy trùng và diệt khuẩn. Chúng dễ tan trong nước và tạo thành dung dịch màu tím đỏ giúp làm sạch, tiêu diệt vi khuẩn và se vết thương
    • Acriflavine - Chất đặc trị chuyên dùng để điều trị các bệnh liên quan tới da, nhiễm trùng ở cá Koi. Nó có tác dụng chính là kháng vi khuẩn và kháng nấm bệnh, phòng chống nhiễm nấm ở cá

    Cách thực hiện đó là: 

    • Pha nước với tỷ lệ 3g muối trong khoảng 1 lít nước, pha cùng thuốc để tắm cho cá trong thời gian 8 - 10 phút. 
    • Luôn giữ nhiệt độ nước ở 30 độ C để đảm bảo vi khuẩn không có điều kiện sống sót
    • Tăng thêm 3g muối vào nước trong vòng 12 tới 24 giờ sau. Duy trì việc tắm cho cá trong thời gian 3 - 4 ngày. 
    • Mỗi ngày thay nước sạch trong hồ để giữ môi trường sống đảm bảo vệ sinh cho cá. Lưu ý chỉ thay khoảng 25% nước sạch để cá quen dần.
    • Duy trì việc thay nước hàng ngày tới khi cá khỏi bệnh hoàn toàn
    ký sinh trùng đơn bào costia
    Thuốc tím hay sử dụng cho cá Koi

    5.  Cách phòng tránh bệnh ký sinh trùng ở cá Koi cần biết

    Như đã nói ở trên, ký sinh trùng đơn bào costia ở cá Koi là một bệnh vô cùng nguy hiểm và khó phát hiện. Vậy nên, cách tốt nhất để giữ sức khỏe cho cá là thường xuyên chú ý quan sát tình trạng cá, giữ gìn vệ sinh môi trường sống.

    Sau đây là một vài cách phòng tránh bệnh ký sinh trùng ở cá Koi đơn giản cho bạn:

    • Luôn đảm bảo môi trường sống của cá Koi sạch sẽ, khỏe mạnh
    • Thường xuyên bảo dưỡng hệ thống lọc, duy trì lượng khí oxy, nhiệt độ nước bình ổn và nồng độ pH, NH3 ổn định
    • Xây dựng hồ cá Koi đạt tiêu chuẩn với hệ thống lọc hiện đại, diện tích phù hợp
    • Hạn chế tối đa việc nuôi quá nhiều cá trong một diện tích nhỏ
    • Duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho cá, thường xuyên bổ sung các loại thức ăn nhiều vitamin, protein…
    • Chọn mua cá từ nguồn uy tín, có đảm bảo với giấy tờ và kiểm nghiệm rõ ràng
    ký sinh trùng đơn bào costia
    Nuôi mật độ quá dày sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển ở cá Koi

    >>>Xem thêmCách thay nước cho hồ cá koi Bảo dưỡng hồ cá koi định kỳ

    Trên đây là toàn bộ thông tin về ký sinh trùng đơn bào costia ở cá Koi. Để giữ cho nguồn cá luôn khỏe mạnh thì bạn không thể lơ là về việc chăm sóc cá, tạo một môi trường sống ổn định, đáp ứng mọi điều kiện phát triển.

    Nếu bạn cần tư vấn thông tin về thiết kế, lắp đặt hồ cá Koi tại nhà, hãy liên lạc với KOJI Landscape. Gọi điện theo số HOTLINE trên Website để được tư vấn miễn phí và khảo sát tận nơi.
     

    Bài viết gần đây
    Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt và sắp xếp chính xác ngăn lắp bể cá

    Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt và sắp xếp chính xác ngăn lắp bể cá

    24/11/2023
    Bể cá cảnh là một sở thích đẹp và thú vị, nhưng cũng đòi hỏi nhiều công sức và kiến thức để chăm sóc. Trong đó, ngăn lắp là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe và sắc đẹp của cá cảnh. Trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cách lắp đặt và sắp xếp ngăn lọc bể cá một cách chính xác, hiệu quả.
    Tất tần tật các điều bạn cần biết về đèn UV hồ cá Koi - Công dụng, Lưu ý, Cách sử dụng

    Tất tần tật các điều bạn cần biết về đèn UV hồ cá Koi - Công dụng, Lưu ý, Cách sử dụng

    23/11/2023
    Bạn không biết đèn UV hồ cá Koi là gì? Cách sử dụng đèn UV như thế nào? Lưu ý khi dùng đèn UV này là gì? Bài viết sẽ giới thiệu toàn bộ đến bạn những vấn đề nà
    Khám phá đặc điểm, cách lặp đặt và lựa chọn loại đèn UV bể cá tốt nhất

    Khám phá đặc điểm, cách lặp đặt và lựa chọn loại đèn UV bể cá tốt nhất

    22/11/2023
    Đèn UV bể cá là một loại đèn dùng công nghệ tia tử ngoại để khử trùng nước, loại bỏ vi khuẩn, vi rút và các tác nhân gây bệnh khác. Đèn UV được dùng như một phần của hệ thống lọc bởi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, tảo và rêu trong nước. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau nhé!
    7 bước chi tiết để làm hồ cá chai nhựa cho riêng mình

    7 bước chi tiết để làm hồ cá chai nhựa cho riêng mình

    21/11/2023
    Bạn không đủ kinh phí để mua một bể cá? Bạn muốn tự làm hồ cá chai nhựa nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Bài viết này giới thiệu 7 bước chi tiết nhất để bạn có thể tự tạo ra bể cá chỉ bằng chai nhựa!
    Tìm hiểu thuốc kích màu cá koi - Lợi ích, cách sử dụng và tác dụng phụ

    Tìm hiểu thuốc kích màu cá koi - Lợi ích, cách sử dụng và tác dụng phụ

    20/11/2023
    Để nuôi cá koi đẹp và khỏe mạnh, bạn cần chú ý đến nhiều yếu tố, trong đó có việc sử dụng thuốc kích màu cá koi. Đây là một loại thuốc giúp bổ sung sắc tố cho cá koi, làm cho chúng có màu sắc rực rỡ và đa dạng hơn. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn về loại thuốc kích màu này, lợi ích, cách sử dụng và tác dụng phụ. Cùng tìm hiểu nhé!
    Nguyên nhân cá Koi bị stress - 4 loại thuốc giảm stress cho cá hiệu quả nhất

    Nguyên nhân cá Koi bị stress - 4 loại thuốc giảm stress cho cá hiệu quả nhất

    19/11/2023
    Stress là hiện tượng thường thấy khi bạn nuôi cá Koi. Cá sẽ giảm sức đề kháng, dễ bị nhiễm bệnh khi chúng bị stress. Thuốc giảm stress cho cá sẽ giúp chúng trong trường hợp này. Đọc ngay bài viết để nắm rõ nguyên nhân khiến cá bị stress và tìm ra loại thuốc phù hợp cho cá Koi nhà mình nhé!
    Bài viết liên quan
    Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt và sắp xếp chính xác ngăn lắp bể cá

    24/11/2023

    Bể cá cảnh là một sở thích đẹp và thú vị, nhưng cũng đòi hỏi nhiều công sức và kiến thức để chăm sóc. Trong đó, ngăn lắp là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe và sắc đẹp của cá cảnh. Trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cách lắp đặt và sắp xếp ngăn lọc bể cá một cách chính xác, hiệu quả.
    Tất tần tật các điều bạn cần biết về đèn UV hồ cá Koi - Công dụng, Lưu ý, Cách sử dụng

    23/11/2023

    Bạn không biết đèn UV hồ cá Koi là gì? Cách sử dụng đèn UV như thế nào? Lưu ý khi dùng đèn UV này là gì? Bài viết sẽ giới thiệu toàn bộ đến bạn những vấn đề nà
    Khám phá đặc điểm, cách lặp đặt và lựa chọn loại đèn UV bể cá tốt nhất

    22/11/2023

    Đèn UV bể cá là một loại đèn dùng công nghệ tia tử ngoại để khử trùng nước, loại bỏ vi khuẩn, vi rút và các tác nhân gây bệnh khác. Đèn UV được dùng như một phần của hệ thống lọc bởi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, tảo và rêu trong nước. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau nhé!
    7 bước chi tiết để làm hồ cá chai nhựa cho riêng mình

    21/11/2023

    Bạn không đủ kinh phí để mua một bể cá? Bạn muốn tự làm hồ cá chai nhựa nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Bài viết này giới thiệu 7 bước chi tiết nhất để bạn có thể tự tạo ra bể cá chỉ bằng chai nhựa!
    Zalo

    0912 879 919